Arachidonic Acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Arachidonic Acid là gì?
Được tìm thấy trong gan, mỡ động vật và con người, acid arachidonic là thành phần của phosphatide động vật và hình thành từ axit linoleic.
Loại axit béo omega 6 không bão hoà này được sử dụng trong quá trình gia công thực phẩm chức năng với công dụng giúp con người tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, acid arachidonic còn là thành phần dùng trong công thức chăm sóc da mặt, mang lại tác dụng xóa mờ nếp nhăn và làm mịn da hiệu quả.
Công thức phân tử của Acid arachidonic.
Những nguồn cung cấp acid arachidonic dồi dào bao gồm:
-
Dầu lạc: Được ép từ đậu phộng, dầu lạc là một thực phẩm giàu acid arachidonic được các chị em phụ nữ ưa chuộng. Dầu lạc có công dụng giúp nâng cao sức khỏe hệ tim mạch cũng như giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả.
-
Thịt: Mô cơ của động vật thường được chúng ta dùng làm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Thịt giúp đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể, tăng cường chức năng của não bộ.
-
Trứng: Cũng như thịt, trứng là nguồn cung cấp protein, mang lại lợi ích làm tăng khối lượng cơ bắp và giúp xương luôn chắc khỏe.
-
Các sản phẩm từ sữa bao gồm sữa tươi, kem tươi, sữa lên men, phô mai, bơ đều có công dụng giúp hệ xương khớp chắc khỏe, làm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Acid arachidonic là thành phần trong các loại kem dưỡng da
Điều chế và sản xuất Arachidonic Acid
Trong tự nhiên, arachidonic acid được tạo ra từ axit linoleic. Tuy nhiên, dạng axit tiền thân này lại không thể tự tổng hợp được mà phải được lấy từ các nguồn thực vật.
Cơ chế hoạt động của Arachidonic Acid
Arachidonic acid là một dạng axit không bão hòa và có mặt trong các phospholipid của màng não và các cơ quan của cơ thể. Cơ chế hoạt động chủ yếu của loại axit này là một chất truyền tin hay báo hiệu của lipit. Một cơ chế nổi bật khác đó là điều hòa và điều tiết enzyme truyền tín hiệu.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Acid formic là gì?
Acid formic là dạng hợp chất acid hữu cơ đơn giản nhất trong nhóm Cacboxylic với công thức là HCOOH hoặc CH2O2. Thành phần này là một sản phẩm trung gian trong tổng hợp hóa học và cũng xuất hiện trong tự nhiên. Phần lớn hợp chất này có trong nọc độc và vòi đốt của nhiều loại côn trùng thuộc bộ cánh màng như con ong, con kiến, chủ yếu là các loài kiến.

Acid fomic còn có những tên gọi khác nhau như Acid metanoic, Acid hydrocacboxylic, Acid aminic, Andehit formic…
Đây là chất lỏng, không màu, dễ bốc khói, hòa tan trong nước và các chất dung môi hữu cơ phân cực và hòa tan một ít trong các Hydrocacbon.
Mặc dù là một Acid yếu nhưng so sánh trong dãy đồng đẳng Acid cacboxylic no, đơn chức, mạch hở thì Acid formic lại là axit mạnh nhất, mạnh hơn cả Acid cacbonic (H2CO3) bởi vì hiệu ứng dồn mật độ electron trong nhóm Cacboxyl (-COOH).
Trong Hydrocacbon và trong pha hơi, Acid formic bao gồm các chất Dimer liên kết Hydro chứ không phải là các phân tử riêng lẻ.
Trong ngành công nghiệp hóa chất, Acid formic từ lâu đã được coi là một hợp chất hóa học chỉ được sử dụng trong công nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, Acid formic đã trở thành sản phẩm phụ của quá trình sản xuất Acid acetic. Ngày nay Acid formic được sử dụng ngày càng nhiều như một chất bảo quản và kháng khuẩn trong thức ăn chăn nuôi.
Điều chế sản xuất
Ngay từ thế kỷ 15, một số nhà giả kim và nhà tự nhiên học đã biết rằng đồi kiến tỏa ra hơi acid. Người đầu tiên mô tả sự phân lập của chất này bằng cách chưng cất một số lượng lớn xác kiến là nhà tự nhiên học người Anh John Ray vào năm 1671. Kiến tiết ra Acid formic để tấn công và phòng thủ. Acid fomic lần đầu tiên được tổng hợp từ Acid hydrocyanic bởi nhà hóa học người Pháp Joseph Gay-Lussac. Năm 1855, một nhà hóa học người Pháp khác, Marcellin Berthelot, đã phát triển một phương pháp tổng hợp từ Carbon monoxide tương tự như phương pháp được sử dụng ngày nay.
Acid formic được tổng hợp trong phòng thí nghiệm bằng hai cách:
- Nung nóng Acid oxalic trong Glixerol khan và chiết bằng cách chưng hơi.
- Thủy phân Acid etyl isonitrile với chất xúc tác là dung dịch HCl.
Trong công nghiệp, Acid fomic có thể thu được bằng các cách:
Một số lượng đáng kể Acid fomic được sản xuất qua quá trình điều chế các chất khác, đặc biệt là Acid acetic. Đây là quá trình được gọi là chiết xuất sản phẩm phụ.
Metanol tác dụng với Cacbon monoxide dưới sự xúc tác của một bazơ mạnh sẽ sẽ tạo ra Metyl fomiat, một dẫn xuất của Acid fomic. Sau đó, tiến hành phản ứng thủy phân của Metyl fomiat tạo ra Acid fomic.
Để quá trình thủy phân trực tiếp Metyl fomiat, nhà sản xuất thực hiện quá trình gián tiếp khi cho Metyl fomiat phản ứng với Amoniac để tạo ra Formamide và sau đó thủy phân Formamide bằng Acid sulfuric để tạo ra Acid formic.
Cơ chế hoạt động
Acid formic thể hiện tính chất của nhóm Cacboxyl (-COOH) như sau:
Đặc trưng nổi bật của nhóm này chính là phản ứng Este hóa. Đây là phản ứng thuận nghịch được xúc tác nhờ Acid sunfuric đặc và nhiệt độ.
Tính chất cuối cùng đó là phản ứng tráng gương hay còn được gọi là phản ứng tráng bạc. Đây là loại phản ứng đặc trưng của Andehit. Đặc trưng của phản ứng tráng gương là tính khử. Khi nhóm chức Anđehit tác dụng với AgNO3 hoặc Ag2O trong môi trường NH3 tạo ra Ag.
Potassium stearate là gì?
Tên thường gọi: Potassium stearate.
PubChem CID: 23673840.
Tên gọi khác: Potassium octadecanoate; Rashayan potassium stearate; Octadecanoic acid, potassium salt; Steadan 300.
Potassium stearate được cấu thành từ muối và este của 18 cacbon no và acid đơn chức - axit stearic. Potassium stearate có công thức hóa học là C18H35KO2, trọng lượng phân tử là 322.6 g/mol.
Về tính chất, ở dạng ban đầu Potassium Stearate là một dạng bột mịn, màu trắng, có mùi béo.
-
Độ pH: 10 đến 11, dung dịch nước của nó có tính kiềm mạnh đối với quỳ tím hoặc phenolphtalein và dung dịch etanol của nó có tính kiềm yếu.
-
Độ ẩm: <6%.
-
Điểm sôi: 359 độ C đến 360 độ C.
-
Độ hòa tan: Hòa tan trong nước nóng, không hòa tan trong ete, chloroform và carbon disulfide.

Potassium stearate ứng dụng phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc cũng như là thành phần phụ gia thực phẩm. Ngoài ra Potassium stearate còn được ứng dụng trong chất làm mềm dệt hay sản xuất cao su.
Điều chế sản xuất Potassium stearate
Potassium Stearate, là một muối kali của axit stearic được sản xuất thông qua quá trình tổng hợp hóa học từ Kali hydroxit và axit stearic, có sẵn dưới dạng bột mịn màu trắng.
Potassium stearate có nguồn gốc từ axit stearic, một sản phẩm phụ của quá trình xà phòng hóa dầu thực vật.
Axit stearic được tạo ra bởi các loại dầu và thể hiện các tính chất của axit béo. Axit stearic được tạo ra từ phản ứng xà phòng hóa chất béo trung tính bằng cách đun nóng dung dịch ở nhiệt độ 100 độ C. Sau đó, dung dịch tiếp theo được chưng cất. Axit stearic thường có sẵn là một axit hỗn hợp, tức là hỗn hợp của axit stearic và axit palmitic. Axit stearic xuất hiện tự nhiên trong dầu mỡ động vật và trong một số loại dầu thực vật.

Cơ chế hoạt động
Potassium Stearate là một chất nhũ hóa: Nó ngăn không cho phần dầu và chất lỏng của công thức phân tách. Nó cũng có thể làm tăng độ dày phần dầu của các sản phẩm mỹ phẩm.
Potassium stearate được sử dụng làm chất tẩy rửa tóc, mặt, cơ thể và như một chất đồng chuyển thể trong các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm và tạo kiểu tóc. Đồng thời, nó có tác dụng làm sạch tốt, có thể làm cho làn da tươi mới và sạch sẽ.
Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da như một chất hoạt động bề mặt, chất làm sạch và chất nhũ hóa. Hệ số rủi ro là 1, tương đối an toàn và có thể được sử dụng một cách tự tin. Nói chung, nó không có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Potassium stearate không gây mụn.
Potassium stearat chủ yếu được sử dụng làm chất làm sạch và chất nhũ hóa. Nó có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất cao su và làm cơ sở cho chất làm mềm dệt.
Bentonite là gì?
Bentonite là một chất chống oxy hóa tự nhiên với thành phần chính gồm montmorillonite, chủ yếu là nhôm silicat ngậm nước và có thêm một số khoáng khác như saponite, notronite, beidellite. Bentonite có màu xám, tồn tại ở dạng bột siêu nhỏ, trong đó 80% số bột nhỏ hơn 74 micron, 40% số bột nhỏ hơn 44 micron.
Bentonite có màu xám, tồn tại ở dạng bột siêu nhỏ
Bentonite được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như trong công nghiệp nặng, sản xuất gang thép, xây dựng và đặc biệt là ứng dụng rộng rãi trong mỹ phẩm làm đẹp của phụ nữ.
Đất sét Bentonite là cái tên không quá xa lạ với phái đẹp bởi chất oxy hóa này có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da như mặt nạ đất sét, kem dưỡng ẩm, kem phục hồi hư tổn, sữa rửa mặt… Đặc biệt, Bentonite có khả năng hấp thụ dầu và giúp hấp thụ bã nhờn từ bề mặt của da giúp lỗ chân lông thông thoáng. Một công dụng bất ngờ khác của đất sét Bentonite với phái đẹp, đó là các ion tích điện âm trong đất sét thu hút và hút chất độc ra bề mặt da giúp tăng cường sức khỏe cho làn da.
Điều chế và sản xuất Bentonite
Bentonite được khai thác có dạng rắn, có độ ẩm xấp xỉ 30%. Đầu tiên, nguyên liệu được nghiền nhỏ và được bổ sung tro soda (Na2CO3). Sau đó, được làm khô bằng phương pháp sấy khô bằng không khí hoặc cưỡng bức để đạt độ ẩm xấp xỉ 15%.
Cuối cùng, Bentonite được sàng dạng hạt hoặc xay thành dạng bột và dạng bột siêu mịn. Đối với một số ngành nghề đặc biệt, Bentonite được tinh chế bằng cách loại bỏ các khoáng chất có liên quan hoặc xử lý bằng axit để tạo ra Bentonite hoạt hóa axit (đất tẩy trắng).
Cơ chế hoạt động của Bentonite
Bentonite có điện tích âm, trong khi đó các thành phần độc tố trong da thường có điện tích dương. Khi Bentonite tiếp xúc với da sẽ hút các chất có hại ra khỏi da thường bao gồm kim loại nặng, hóa chất. Đồng thời, Bentonite giải phóng các chất khoáng có lợi và thải đi những chất có hại, thúc đẩy gốc hydro và tạo ra oxy dành cho tế bào da.
Bentonite tiếp xúc với da sẽ hút các chất có hại ra khỏi da
Chitosan là gì?
Chitosan là dẫn xuất N-deacetylated của Chitin – một Polysaccharid có nhiều trong nấm, nấm men, các động vật không xương sống ở biển và động vật chân đốt. Chất Chitin được dùng để sản xuất ra Chitosan.
Chitin là một Polysaccharide mạch thẳng, là một Polymer của nhiều đơn vị N-acetyl-glucosamine nối với nhau nhờ cầu β-1,4glucoside. Vì Chitin tự nhiên có trong vỏ tôm thường liên kết với Protein, Lipid, Canxi, sắc tố… nên thường phải làm sạch trước khi sử dụng để sản xuất Chitosan.

Hai bước chính để làm sạch Chitin gồm khử khoáng bằng Acid và khử Protein bằng kiềm hoặc một Enzyme protease. Chitosan liên quan chặt chẽ với Chitin, nung nóng Chitin trong dung dịch xút đậm đặc, các gốc Acetyl bị khử hết và Chitin chuyển thành Chitosan.
Trong thiên nhiên, Chitin còn hiện diện dưới nhiều hình thức: Khá tinh khiết (sâu bướm), trong các lớp rất mỏng (cánh bướm, với hiệu ứng màu tuyệt vời), cùng với các protein tạo thành sclerotin (chất chính trong bộ xương ngoài của côn trùng)…
Chitosan có khả năng tạo thành màng mỏng, kết hợp với nước, chất béo, ion kim loại, có tính kháng khuẩn…, vì vậy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong dược phẩm, mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất Chitosan
Chitin dễ dàng thu được từ vỏ cua, vỏ tôm và sợi nấm.
- Cách đầu tiên, sản xuất Chitin có liên quan đến các ngành công nghiệp thực phẩm, điển hình là ngành đóng hộp. Sản xuất Chitin và Chitosan phần lớn dựa vào vỏ tôm và vỏ cua được lấy về từ các nhà máy đóng hộp. Việc sản xuất Chitosan từ vỏ động vật giáp xác (được xem như dạng chất thải của ngành công nghiệp thực phẩm) mang tính khả thi rất cao về mặt kinh tế.
- Cách thứ hai, sản xuất phức hợp Chitosan-glucan đi liền với quá trình lên men, tương tự như việc sản xuất Axit citric từ nấm Aspergillus niger, Mucor rouxii và Streptomyces bằng cách xử lý kiềm và tạo ra phức hợp trên.
Chất kiềm loại bỏ protein và đồng thời có thể đẩy nhóm chức acetyl ra khỏi hợp chất Chitin. Tùy thuộc vào nồng độ kiềm, một số glycans hòa tan được loại bỏ. Việc sử dụng vỏ động vật giáp xác chủ yếu để loại bỏ protein và hòa tan một lượng lớn Calcium carbonate có trong vỏ cua. Hợp chất Chitin đã bị khử Acetyl sẽ được tạo ra trong dung môi 40% Sodium hydroxide ở nhiệt độ 1.200C liên tục 1 tới 3 giờ đồng hồ. Cách xử lý này tạo ra 70% Chitosan đã khử Acetyl.
Cơ chế hoạt động
Sự xuất hiện của các vi sinh vật kháng kháng sinh dẫn đến nhu cầu cấp thiết để phát triển các loại kháng sinh thay thế. Các vi hạt Chitosan (CM), có nguồn gốc từ Chitosan, đã được chứng minh là làm giảm sự phát tán của vi khuẩn E. coli O157: H7, cho thấy khả năng sử dụng CM như một chất kháng khuẩn thay thế. Tuy nhiên, cơ chế cơ bản của CM trong việc giảm sự phát triển của mầm bệnh này vẫn chưa rõ ràng.

Để hiểu phương thức hoạt động, cần nghiên cứu các cơ chế phân tử của hoạt động kháng khuẩn của CM bằng phương pháp in vitro và in vivo. CM là một chất diệt khuẩn hiệu quả với khả năng phá vỡ màng tế bào. Các thử nghiệm liên kết và nghiên cứu di truyền với một chủng đột biến ompA đã chứng minh rằng Protein màng ngoài OmpA của E. coli O157: H7 rất quan trọng đối với liên kết CM. Hoạt động liên kết này được kết hợp với tác dụng diệt khuẩn của CM.
Điều trị CM có hiệu quả làm giảm sự phát tán của E. coli gây bệnh trong tử cung so với điều trị kháng sinh. Vì độc tố Shiga được mã hóa trong bộ gen của xạ khuẩn thường biểu hiện quá mức trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, nên thường không khuyến cáo điều trị bằng kháng sinh vì nguy cơ cao mắc hội chứng urê huyết tán huyết.
Tuy nhiên, xử lý CM không tạo ra vi khuẩn hoặc độc tố Shiga ở E. coli O157: H7, cho thấy CM có thể là một ứng cử viên tiềm năng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do mầm bệnh này gây ra. Công việc này thiết lập một cơ chế cơ bản, nhờ đó CM phát huy hoạt tính kháng khuẩn, cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc điều trị các bệnh do nhiều mầm bệnh gây ra, bao gồm cả vi sinh vật kháng kháng sinh.
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
Angiotensin II là gì?
Angiotensin là một hormone nội tiết peptide và là một phần quan trọng của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, một hệ thống nội tiết liên quan đến nhau, quan trọng trong việc kiểm soát thể tích và huyết áp. Angiotensinogen, một alpha-globulin và peptide prohormone được tổng hợp chủ yếu bởi gan và lưu thông trong huyết tương.
Angiotensin II (AT-II) gần đây đã nhận được sự chấp thuận của FDA để sử dụng cho bệnh nhân bị sốc. Hoạt động này xem xét các chỉ định, chống chỉ định, hoạt động, các tác dụng ngoại ý và các yếu tố chính khác của liệu pháp AT-II trong bối cảnh lâm sàng liên quan đến các điểm cần thiết mà các thành viên của một nhóm liên chuyên nghiệp quản lý chăm sóc bệnh nhân bị sốc.
Điều chế sản xuất Angiotensin II
Khi huyết áp giảm, hoặc khi tín hiệu giao cảm đến thận, renin, một peptit chủ yếu được sản xuất bởi các tế bào cầu thận, được giải phóng và phân cắt bằng enzym tạo thành hai axit amin tạo thành angiotensin I (ATI), một decapeptit. ATI tiếp tục được phân cắt thành một octapeptide, angiotensin II (ATII) bởi tác dụng của men chuyển (ACE), chủ yếu ở nội mô phổi, mặc dù enzyme này có trong nội mô của các cơ quan khác bao gồm cả tim.
Cơ chế hoạt động
ATII là một thuốc vận mạch mạnh, hoạt động trên các thụ thể nội mô mạch máu. Hai loại thụ thể ATII có ở tim và cơ trơn mạch máu, chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu làm trung gian hoạt động co mạch của ATII là thụ thể AT1 và AT2. Tín hiệu của chúng dẫn đến quá trình phosphoryl hóa myosin phụ thuộc canxi, dẫn đến co cơ trơn mạch máu. Sự co cơ trơn của động mạch này là nguyên nhân làm tăng huyết áp.
Ngoài ra, ATII tương tác với các thụ thể AT tại các vị trí khác nhau trong nephron để kích thích tái hấp thu natri. ATII cũng hoạt động trên zona cầu thận của vỏ thượng thận để kích thích giải phóng aldosterone, một hormone steroid hoạt động trên thận để thúc đẩy natri và giữ nước.
Cơ chế hoạt động cuả Angiotensin II
Atllantoin là gì?
Allantoin được tìm thấy trong tự nhiên ở loài cây ở một số vùng châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ. Đặc tính của Allantoin là có khả năng làm dịu da và có thể chữa lành vết thương nhẹ cũng như tình trạng sưng tấy trên da. Hoạt chất này không chỉ có ở lá cây liên mộc mà còn được tìm thấy trong nhiều loại thực vật khác như mầm lúa mì, củ cải đường, hoa cúc và hạt thuốc lá.

Allantoin thường có ở dạng bột là thành phần trong nhiều loại sản phẩm như mặt nạ dưỡng da, kem dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết. Dù vẫn cần nghiên cứu thêm nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Allantoin có khả năng tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm da và giữ nước trên da giúp da giữ ẩm hiệu quả.
FDA khuyến cáo chỉ nên dùng Allantoin trong công thức mỹ phẩm ở mức 0,5- 2,0% để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Điều chế sản xuất
Allantoin còn có tên khác là glyoxyldiureide được tìm thấy trong nhiều loài thực vật như cây phong, cây hoa chuông comfrey, cây liên mộc, cây sẹ, mầm lúa mì… Allantoin còn có trong hầu hết nước tiểu của loài động vật có vú.
Loại Allantoin sử dụng cho con người thường được lấy từ rễ cây comfrey, đây là thảo dược lâu năm có rễ màu đen và dày.
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất Allantoin có tác dụng hút ẩm vì vậy được đưa vào sử dụng trong công nghệ làm đẹp, mỹ phẩm và da liễu. Đồng thời trong những dược phẩm Allantoin như là hoạt chất bảo vệ da giúp giữ ẩm, chống kích ứng hiệu quả.
Allantoin có khả năng đặc biệt duy trì độ ẩm, vì vậy sẽ giúp các trường hợp da bị khô, nứt nẻ…
Allantoin có khả năng tẩy tế bào chết tăng độ mịn của da, giúp tăng sinh tế bào mới tốt hơn và làm lành vết thương nhanh chóng. Vì điểm này nó cũng được xác định là một chất chống oxy hóa cực tốt.
Beta glucan là gì?
Beta glucan là chất xơ hoà tan đến từ thành tế bào của vi khuẩn, nấm, nấm men và một số thực vật. Từ lâu, Beta glucan đã được sử dụng trong Y học cổ truyền, đặc biệt là ở Nhật Bản và được nghiên cứu trong nhiều năm. Beta glucan cũng được sử dụng ở các loại thuốc cổ truyền ở Trung Quốc cũng như ở Châu Á. Tại Mỹ, nghiên cứu ban đầu tập trung vào tác dụng điều hoà miễn dịch của Beta glucan.
Là một chất xơ hoà tan, Beta glucan không được tiêu hoá nhưng đồng thời có thể làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn trong ruột. Kết quả là carbohydrate được hấp thu chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong máu ổn định hơn. Beta glucan còn giúp cơ thể ngăn hấp thu cholesterol từ thực phẩm, có thể kích thích hệ thống miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Điều chế sản xuất Beta glucan
Việc tinh chế Beta glucan từ nấm men và các vi sinh vật khác đã được nghiên cứu rộng rãi và có nhiều phương pháp được biết đến. Hầu hết trong số này dựa vào tính không hòa tan của β-(1-3)-glucan trong kiềm hoặc trong dung môi hữu cơ.
Các phương pháp chính được biết đến là:
- Chiết ở nhiệt độ cao bằng sodium hydroxide đậm đặc, sau đó chiết ở nhiệt độ cao bằng acid và kết tủa bằng ethanol. Nhiều quy trình trong số này yêu cầu sự đồng nhất sơ bộ của các tế bào nấm men. Bên cạnh đó, nhiều quy trình yêu cầu lặp lại nhiều lần từng bước chiết xuất.
- Chiết xuất các chế phẩm thành tế bào nấm men từ quá trình tự phân hủy hoặc phân hủy enzyme của nấm men bằng phenol : nước đậm đặc (1:1).
- Chiết bằng các dung môi hữu cơ như isopropanol, ethanol, acetone hoặc methanol riêng lẻ hoặc với sự có mặt của chất kiềm.

Cơ chế hoạt động
Các công dụng của Beta glucan mang lại dựa trên nhiều cơ chế khác nhau.
Beta glucan được coi là chất kích hoạt mạnh mẽ khả năng miễn dịch tế bào, với đại thực bào là mục tiêu sinh học quan trọng nhất. Với các tác dụng đáng kể trên các nhánh khác nhau của hệ thống miễn dịch. Các thành phần của hệ miễn dịch bị ảnh hưởng bởi Beta glucan bao gồm đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi gai và tế bào NK. Các thụ thể quan trọng nhất là Dectin-1 và CR3, các thụ thể bổ sung bao gồm Toll-2, lactosylceramide và các thụ thể scavenger.
Beta glucan trong da liễu ít được nghiên cứu hơn, trong hầu hết trường hợp, Beta glucan được sử dụng để chữa lành vết thương. Cơ chế có thể thông qua việc Beta glucan kích thích đại thực bào. Beta glucan còn được phát hiện ra là làm tăng phản ứng da do bradykinin gây ra, cho thấy sự kích hoạt nội mô thông qua việc tạo ra các chất vận mạch.
Giống như các loại chất xơ hoà tan khác, Beta glucan làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn trong ruột. Điều này làm tăng thời gian tiêu hóa thức ăn, khiến bạn no lâu hơn. Beta glucan cũng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, Beta glucan còn làm giảm sự hấp thu cholesterol trong máu. Hàng loạt các thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy các hiệu quả khác nhau của Beta glucan như chống ung thư, chống đái tháo đường, và giảm cholesterol máu đặc biệt là các lipoprotein mật độ thấp (LDL - mỡ máu xấu).

Behentrimonium Chloride là gì?
Behentrimonium chloride là một chất rắn dạng sáp có nguồn gốc từ hạt của cây Brassica rapa olifera. Hoạt chất là chất rắn dạng sáp, thuộc họ cây cải, loại cây có hoa màu vàng đặc trưng. Thành phần này có cấu tạo là một muối amoni bậc bốn và một ankyl trimonium mạch thẳng.

Behentrimonium chloride chống được lực tĩnh điện vì thế được sử dụng ở nhiều sản phẩm chăm sóc tóc với mục đích là nhằm giảm tóc làm cho mái tóc của bạn thêm mượt mà. Trong thành phần này chứa nhiều tiểu phân tử kích thích micromet để dễ thấm sâu vào chân tóc. Nhờ vậy, thành phần này có thể giúp cho loại tóc bị hư tổn sau quá trình uốn, nhuộm nhanh chóng được phục hồi.
Điều chế sản xuất
Người ta sản xuất behentrimonium clorua theo quy trình lần lượt như sau: Bước đầu tiên là tạo ra dầu hạt cải, bước tiếp theo là lấy dầu hạt cải làm nóng rồi đưa vào máy ép hoặc máy ép trục vít. Người ta thêm dung môi vào bánh ép còn lại tiếp tục chiết xuất dầu. Thông qua quá trình hơi nước và nhiệt để người ta tách bỏ dung môi khỏi dầu để thu được lượng dầu tinh khiết. Bước tiếp theo là cho behenyl đimetylamin bậc bốn với metyl clorua trong 30% dipropylen glyco để tạo ra behentrimonium clorua. Đó là quy trình điều chế sản xuất ra behentrimonium clorua.
Cơ chế hoạt động
Lớp ngoài cùng của nang tóc được gọi là lớp biểu bì và được cấu tạo phần lớn bằng keratin. Đây là loại chất rất giàu các nhóm cysteine và có tính axit khá nhẹ, khi dùng tóc sẽ trở nên mượt mà không bị rối. Khi làm sạch tóc, nhóm cysteine khử những độc tố có trên tóc, sẽ tạo ra điện tích âm cho mái tóc.

Trong dầu xả các thành phần phải kể đến là amoni bậc bốn tích điện dương, hay Behentrimonium Chloride, polyme được gọi là Polyquaternium -XX (trong đó XX là một số tùy ý) nó gắn vào tóc thông qua tương tác tĩnh điện.
Trong quá trình thấm vào tóc, những hợp chất này sẽ tạo ra một số hiệu ứng. Khi quá trình này thực hiện, chuỗi hydrocarbon mạch dài của chúng hoạt động với mục đích bôi trơn bề mặt cho từng nang tóc. Kết quả sẽ giảm cảm giác thô ráp của từng nang tóc, mái tóc trở nên suôn mượt, khi chải tóc sẽ trở nên dễ dàng. Công dụng của lớp phủ bề mặt của các nhóm cation, giúp cho những sợi tóc được tách ra khỏi nhau bằng tĩnh điện, sẽ giúp tóc không bị vón lại. Hợp chất này hoạt động giống như chất chống tĩnh điện, giúp tóc giảm xoăn, chống làm tóc xơ và khô giúp tóc thêm mượt mà dễ chải.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bát giác liên.
Tên gọi khác: Độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ.
Tên khoa học: Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe. Họ: Hoàng mộc (Berberidaceae). Chi: Bát giác liên (Dysosma Woodson.), đây là một chi nhỏ gồm 7 đến 10 loài cây thân thảo sống lâu năm.
Đặc điểm tự nhiên
Bát giác liên là cây cỏ nhỏ sống lâu năm do thân rễ, có chiều cao trung bình từ 30- 50cm.
Rễ
Bát giác liên là cây hai lá mầm nhưng có kiểu rễ chùm gồm nhiều rễ nhỏ hình sợi mọc từ thân rễ. Rễ cây phát triển thành củ mẫm, chứa nhiều tinh bột nên có màu trắng.
Rễ cây có đường kính 1,5-2,5mm, dài 30cm - 70 cm (tối đa lên tới 80cm). Bề mặt ngoài của rễ có nhiều lông rễ, màu vàng chanh sau đó chuyển sang màu nâu nhạt.
Về vi thể, mặt cắt ngang rễ Bát giác liên có hình tròn, biểu bì gồm một lớp tế bào đa giác hay h́ình gần tṛòn, được xếp tương đối đều đặn. Có các lớp mô mềm ở dưới các lớp biểu bì gồm các tế bào tròn có thành mỏng.
Thân rễ
Thân rễ Bát giác liên có hình trụ, mập, dạng chuỗi; màu vàng nâu, kích thước từ 2 - 4 cm. Trên thân rễ có những vết sẹo có khả năng phát triển thành một nhánh mới.
Về vi thể, các lát cắt của thân rễ hình tròn, cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm:lớp bần, mô mềm vỏ, các bó libe-gỗ. trong đó, lớp bần gồm 2-3 hàng tế bào hình đa giác. Các mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn xộn. Các bó libe-gỗ kích thước khá đều nhau, trên mỗi bó libe-gỗ có đính 2 cụm tế bào mô cứng, 1 cụm nằm sát libe, 1 cụm nằm sát gỗ.
Lá
Lá Bát giác liên có hình dạng rất đa dạng từ dạng bầu dục không chia thùy cho đến dạng đa giác với nhiều thùy nông, từ 4 đến 9 cạnh nhưng phổ biến là 6 đến 8 cạnh. Đường kính lá khoảng 12 - 25 cm, mép lá có răng cưa nhỏ, khi non có vân.
Hoa
Hoa có màu đen trong chứa nhiều hạt, mọc đơn độc hay từng 4-12 trên 1 cuốn, có, hình trứng, đường kính khoảng 12mm. Hoa thường nở vào tháng 3 đến tháng 5.
Bát giác liên
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Bát giác liên là cây thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe, khả năng tái sinh kém, nhưng đang bị khai thác quá mức nên rất quý hiếm.
Bát giác liên có phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây bát giác liên mọc nhiều ở những vùng núi cao, rừng ẩm như ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu.
Thu hái và chế biến
Rễ bát giác liên được thu hái vào mùa thu, đông, lá được hái vào mùa xuân, trước khi cây ra hoa, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Người ta thường thu hái củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc đem phơi/ sấy khô.
Bát giác liên có tỷ lệ đậu quả rất thấp trong tự nhiên cũng như trong điều kiện trồng trọt nên việc sử dụng hạt làm vật liệu nhân giống là rất khó khăn; tuy vậy Bát giác liên có thể nhân giống bằng thân rễ. Do đó, Bát giác liên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức phân hạng “nguy cấp”, nên cần được nghiên cứu nhân giống và bảo tồn.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Dysosmae Versipellis; thường gọi là Quỷ cừu.
Aspartic Acid là gì?
Aspartic Acid (tên gọi khác là axit aminosuccinic hoặc aspartate) là một axit amin không thiết yếu được tạo ra tự nhiên trong cơ thể con người. Chúng ta có thể bổ sung Aspartic Acid rất dễ dàng bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống đa dạng thành phần.

Trong cơ thể con người, Aspartic Acid tham gia vào quá trình tổng hợp protein và điều hòa một số hormone. Nhưng nó cũng được tổng hợp hóa học để tạo ra các chất bổ sung chế độ ăn uống. Tuy nhiên, lợi ích của nó như là một chất bổ sung đang bị tranh cãi.
Aspartic Acid gồm hai dạng là axit L-aspartic và axit D-aspartic; trong đó axit L-aspartic trở thành một phần của protein được tổng hợp trong cơ thể, tham gia thúc đẩy sản xuất các kháng thể hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch cơ thể.
Còn axit D-aspartic có mặt ở trong tuyến yên và tinh hoàn, tham gia điều chỉnh, giải phóng và tổng hợp testosterone lẫn hormone luteinizing (LH). LH chịu trách nhiệm điều tiết kích thích rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có tác dụng khuyến khích sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Tương tự các acid amin khác (Histidine, Threonine, Alanine…), Aspartic Acid được EWG xếp vào nhóm chất dưỡng da, dưỡng tóc, chất chống tĩnh điện và thành phần hương liệu. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động cụ thể của Aspartic Acid đối với làn da khi sử dụng trong các loại mỹ phẩm vẫn chưa được báo cáo.
Điều chế sản xuất Aspartic Acid
Vào những năm 1827, Aspartic Acid được tìm thấy lần đầu dưới dạng dẫn xuất khi đun sôi nước ép măng tây bởi Plisson.
Trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng chứa Aspartic Acid, do đó bạn rất dễ dàng để bổ sung hợp chất này cho cơ thể.
Anthocyanin là gì?
Anthocyanins là một trong số hơn 6.000 loại chất dinh dưỡng thực vật polyphenol flavonoid khác nhau, có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Trước khi anthocyanin được y học hiện đại phân lập, đã có nhiều bài thuốc dân gian dùng các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa anthocyanin (chủ yếu thực phẩm màu đỏ và tím) để giúp người dùng cải thiện sức khỏe, đẩy lùi các loại bệnh tật, cụ thể như:
-
Rối loạn chức năng gan;
-
Rối loạn thị lực;
-
Nhiễm khuẩn;
-
Mệt mỏi, lo âu.
Những loại thực phẩm chứa anthocyanin bao gồm:
-
Rau củ: Cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, khoai tây tím…
-
Trái cây: Nho, mận, dâu tây, mâm xôi, việt quất, sim, sung…
-
Thảo mộc: Cây oải hương, rau quế tím…

Theo giới y học cổ truyền, thực phẩm có màu xanh dương và tím giúp cơ thể giữ ấm cho mùa đông, còn thực phẩm màu đỏ giúp làm mát cho mùa hè. Thực phẩm màu tối có thể cải thiện khả năng dự trữ năng lượng, cân bằng chuyển hóa chất lỏng và thải độc tố nên rất có ích cho các cơ quan như dạ dày, lá lách và thận.
Những thực phẩm có màu đỏ chứa rất nhiều anthocyanin, giúp nuôi dưỡng máu và cải thiện quá trình vận chuyển diễn ra trong cơ thể nên rất cho người:
-
Thiếu máu;
-
Thường đánh trống ngực;
-
Chân tay lạnh;
-
Da mặt nhợt nhạt;
-
Thiếu sức lực…
Điều chế sản xuất
Đầu tiên, rửa sạch nguồn nguyên liệu, để ráo nước, nghiền nhỏ và bảo quản trong điều kiện 4 - 6ºC, tránh ánh sáng trực tiếp để giữ mẫu cho cả quá trình. Các hóa chất sử dụng như: Ethanol, metanol, đệm acetat và các hóa chất thông thường.
Bằng phương pháp pH vi sai xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình chiết chất màu anthocyanin là dung môi ethanol/nước 50/50 bổ sung 1% HCl; tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 15/1 (v/w); thời gian chiết ba ngày.

Cơ chế hoạt động
Anthocyanins được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, hợp chất hữu cơ này hoạt động như chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, anthocyanin còn có khả năng chống viêm, chống vi rút và chống ung thư.
Sản phẩm liên quan











