Viêm cột sống dính khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính ảnh hưởng chủ yếu đến cột sống và các khớp lớn. Bệnh gây viêm đau, cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng và có thể dẫn đến biến dạng xương. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc chống viêm và liệu pháp sinh học để giảm viêm và duy trì chức năng vận động.
Những dấu hiệu của viêm cột sống dính khớp
Triệu chứng thường gặp của viêm cột sống dính khớp:
- Đau lưng: Thường xuất hiện về đêm, tái đi tái lại, giảm khi vận động, và cứng khớp buổi sáng.
- Đau khớp ngoại vi: Đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ, có thể viêm khớp háng nặng.
- Viêm mống mắt cấp: Iridocyclitis.
- Sốt nhẹ, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu.
- Giảm độ giãn lồng ngực: Do tổn thương cột sống lan tỏa.
- Tư thế gù và gập người: Thường xảy ra ở bệnh nhân không được điều trị.
- Biến dạng khớp ngoại vi: Ngón chân hình khúc dồi, viêm gân bánh chè, viêm gân Achilles.
- Triệu chứng hệ thống: Viêm màng bồ đào tái phát, bệnh thần kinh quay, đau thần kinh tọa, gãy xương cột sống, thoái hóa đốt sống, hội chứng dùm đuôi ngựa.
- Dấu hiệu thần kinh: Hở van động mạch chủ, đau thắt ngực, viêm động mạch, viêm màng ngoài tim, bất thường dẫn truyền tim..
Tác động của viêm cột sống dính khớp đối với sức khỏe
Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi đợt viêm nhẹ hay trung bình xen kẽ. Ở hầu hết các bệnh nhân sẽ cho đáp ứng tốt với điều trị, thường sẽ không để lại di chứng hoặc tàn tật mức độ rất nhẹ, vẫn có thể có một cuộc sống bình thường dù đôi khi sẽ bị cứng cột sống. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, có thể ảnh hưởng tới các chứng năng khớp.
Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của viêm khớp cột sống dính khớp đến cuộc sống như thế nào?
Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm cột sống dính khớp
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm cột sống dính khớp có thể tiến triển thành viêm, dính các khớp cột sống, khớp ngoại biên, gây gù và vẹo cột sống, mất chức năng và tàn phế.
Can thiệp kịp thời: Biến chứng của viêm cột sống dính khớp và cách điều trị
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Những ai có nguy cơ mắc phải viêm cột sống dính khớp?
- Nam giới có nguy cơ mắc viêm cột sống dính khớp cao hơn nữ giới gấp 2 – 3 lần.
- Gia đình có người bị viêm cột sống dính khớp.
- Người trẻ tuổi có xu hướng mắc cao hơn người cao tuổi.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm cột sống dính khớp
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm cột sống dính khớp, bao gồm:
- Có gene HLA-B27.
Hiện vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có nhiều bằng chứng có thấy, viêm cột sống dính khớp có liên quan tới yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra HLA-B27 là một chất chỉ điểm di truyền, quy định kháng nguyên bạch cầu có liên quan đến viêm cột sống dính khớp (nhưng cũng có người có HLA-B27 lại không mắc bị bệnh này).
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm cột sống dính khớp
Chế độ sinh hoạt:
- Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như giãn cơ, co cơ; thể dục nhịp điệu.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Duy trì tư thế thẳng khi đi, đứng, ngồi hay nằm.
- Có thể chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp hay massage để giảm đau và giảm co cứng.
- Châm cứu.
Chế độ dinh dưỡng:
- Ngừng hút thuốc lá.
- Bổ sung calci và vitamin D3 do nguy cơ mất khoáng xương cao.
Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Bệnh viêm cột sống dính khớp kiêng ăn gì?
Phương pháp phòng ngừa viêm cột sống dính khớp
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng;
- Thường xuyên tập thể dục, yoga, đạp xe, bơi lội, đi bộ;
- Không uống rượu, bia;
- Không hút thuốc lá.
Hành động ngay: Hướng dẫn các bài tập cho người viêm cột sống dính khớp
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm cột sống dính khớp
Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp X-Quang cột sống thắt lưng và khớp cùng chậu.
- MRI khung chậu khi nghi ngờ viêm không hiển thị trên X-Quang.
Chẩn đoán sớm: Bệnh gì cần chụp X-quang cột sống thắt lưng?
Xét nghiệm máu:
- Tốc độ lắng hồng cầu và CRP.
- Kiểm tra HLA-B27, công thức máu.
- Rheumatoid – RF và kháng thể kháng nhân cho viêm khớp ngoại vi khi có nghi ngờ chẩn đoán khác.
Tiêu chuẩn lâm sàng:
- Áp dụng tiêu chuẩn ASAS cho bệnh nhân đau lưng trên 3 tháng, tuổi khởi phát dưới 45.
- Đánh giá sớm giai đoạn bệnh, hữu ích khi không có viêm cột sống rõ ràng trên chẩn đoán hình ảnh.
Các tiêu chí đánh giá viêm cột sống dính khớp của hiệp hội ASAS thường hay được sử dụng, khá hữu ích trong giai đoạn sớm của bệnh, đặc biệt là người không có viêm cột sống thể hiện trên chẩn đoán hình ảnh. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho bệnh nhân bị đau lưng từ 3 tháng và tuổi khởi phát < 45 tuổi.
Có thể chẩn đoán bằng hình ảnh theo ASAS hoặc theo các tiêu chí lâm sàng. Theo ASAS, bệnh nhân phải có hình chụp X-Quang hay MRI viêm khớp cùng chậu và có ít nhất 1 đặc điểm viêm cột sống. Theo tiêu chí lầm sáng, bệnh nhân phải có HLA-B27 cùng với ít nhất 2 đặc điểm viêm cột sống. Các đặc điểm viêm cột sống bao gồm:
- Ngón tay- ngón chân hình khúc dồi;
- Viêm gân achilles;
- Gia đình có tiền sử viêm cột sống;
- Tiền sử đau lưng dạng viêm;
- Viêm khớp;
- Bệnh vẩy nến;
- Viêm đại tràng;
- Có HLA-B27;
- CRP mức cao;
- Cho đáp ứng với NSAID.
Phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp hiệu quả
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID):
- Dùng để giảm đau, viêm, co cơ và nâng cao tầm vận động.
- Chọn dựa trên sự dung nạp và tác dụng phụ.
- Liều dùng thấp nhất có hiệu quả, có thể tăng nếu cần thiết.
- Giảm liều từ từ sau khi kiểm soát được triệu chứng.
Sulfasalazine và Methotrexate:
- Sulfasalazine: Giảm triệu chứng ngoại vi, bắt đầu 500 mg/ngày, tăng dần đến 1-1.5g x 2 lần/ngày.
- Methotrexate: Giảm đau khớp ngoại vi, không hiệu quả với cột sống.
- Yêu cầu theo dõi máu định kỳ.
Chất ức chế TNF-alpha và IL-17:
- Infliximab, etanercept, certolizumab, adalimumab, golimumab: Hiệu quả chống viêm cột sống.
- Secukinumab và Ixekizumab: Chống IL-17, giảm viêm và cải thiện triệu chứng khớp, tiêm dưới da theo lịch trình cụ thể.
Vật lý trị liệu: Tăng cường vận động, giảm nguy cơ biến dạng cơ.
Corticosteroid:
- Tiêm nội khớp cho các trường hợp viêm nặng ở 1 hay 2 khớp ngoại vi.
- Điều trị tại chỗ cho viêm màng bồ đào cấp.
- Corticosteroid đường toàn thân và các thuốc chống thấp khớp (DMARDs) thường không hiệu quả rõ ràng.
Phẫu thuật: Phẫu thuật tay toàn bộ khớp háng nếu viêm nặng, giúp giảm đau và nâng cao tầm vận động.
>>> Có thể bạn chưa biết: Thuốc tiêm Depo Medrol 40mg Pfizer chống viêm, ức chế miễn dịch (1 lọ x 1ml), điều bổ trợ duy trì cho bệnh lý viêm cột sống dính khớp.
Khám phá phương pháp điều trị: Phác đồ điều trị viêm cột sống dính khớp