Ung thư bàng quang: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa


Ung thư bàng quang là bệnh ung thư hay gặp ở nam giới (đứng thứ 4 trong các bệnh ung thư ở nam giới), bệnh ít gặp ở nữ (đứng thứ 9 trong các bệnh ung thư ở nữ). Bệnh ung thư bàng quang có liên quan trực tiếp tiếp tới thuốc lá và các yếu tố khác như nhiễm ký sinh trùng (Bilharzioxe),...

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư bàng quang

Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư bàng quang bao gồm:

  • Máu trong nước tiểu;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Đi tiểu đau;
  • Triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu như tiểu khó, bí tiểu;
  • Đau lưng;
  • Triệu chứng di căn; Hạch tiểu khung, hạch ổ bụng, di căn gan;
  • Triệu chứng toàn thân: Gầy sút, sốt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Những ai có nguy cơ mắc phải ung thư bàng quang?

Những đối tượng có nguy cơ ung thư bàng quang:

  • Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kỳ, bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 40 - 70 tuổi (78%);
  • Nam giới có nhiều khả năng bị ung thư bàng quang hơn nữ giới, tỷ lệ nam/nữ là 6/1;
  • Có tiền sử hoặc gia đình mắc bệnh ung thư.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang, bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Khi bạn hút thuốc, cơ thể của bạn xử lý các hóa chất trong khói và bài tiết một số chúng qua nước tiểu. Những hóa chất độc hại này có thể làm hỏng lớp niêm mạc bàng quang của bạn, có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Tiếp xúc với một số hóa chất: Thận đóng một vai trò quan trọng trong việc lọc các hóa chất có hại ra khỏi máu và di chuyển chúng vào bàng quang. Khi tiếp xúc gần một số hóa chất nhất định có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
  • Điều trị ung thư trước đây: Điều trị bằng thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
  • Viêm bàng quang mạn tính.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang

Nguyên nhân chính xác của ung thư bàng quang vẫn chưa được biết.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư bàng quang

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. 

Chế độ dinh dưỡng:

Có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi, ít chất béo, dầu mỡ.

Phương pháp phòng ngừa ung thư bàng quang hiệu quả

Mặc dù không có cách nào đảm bảo để ngăn ngừa ung thư bàng quang, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ:

  • Ngưng hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về kế hoạch giúp bạn dừng lại.
  • Tránh khói thuốc lá thụ động.
  • Hãy cẩn thận với các hóa chất: Nếu bạn làm việc với hóa chất, hãy làm theo tất cả các hướng dẫn an toàn để tránh tiếp xúc.
  • Chọn một chế độ ăn uống có nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Các chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
  • Uống nhiều nước.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư bàng quang

Bác sĩ chẩn đoán ung thư bàng quang dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm tầm soát ung thư.

Các phương pháp cận xét nghiệm trong chẩn đoán ung thư bàng quang gồm:

  • Nội soi và sinh thiết là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán ung thư bàng quang và còn cho biết thể bệnh và độ ác tính của mô bệnh học để làm cơ sở cho phác đồ điều trị.
  • Siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi để phát hiện u.
  • Chụp UIV: Giúp đánh giá bàng quang còn giúp đánh giá thận, niệu quản. Ngày nay, UIV ít được chỉ định vì nhờ có siêu âm và CT thay thế.
  • Chụp CT hoặc MRI: Đánh giá khối u, mức xâm lấn ung thư, tình trạng hạch tiểu khung.
  • Xét nghiệm tế bào học nước tiểu: Tìm máu vi thể hoặc tìm tế bào ung thư.
  • Các xét nghiệm đánh giá bilan: Công thức máu, ure huyết, X quang phổi, siêu âm gan…

Phương pháp điều trị ung thư bàng quang hiệu quả

Điều trị cho giai đoạn 0 và giai đoạn 1

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 0 và giai đoạn 1 có thể bao gồm phẫu thuật loại bỏ khối u khỏi bàng quang, hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch, bao gồm việc dùng thuốc khiến hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các tế bào ung thư.

Điều trị giai đoạn 2 và giai đoạn 3

  • Cắt bỏ một phần bàng quang ngoài hóa trị liệu;
  • Cắt bỏ toàn bộ bàng quang;
  • Hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp miễn dịch.

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 4

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 4 có thể bao gồm:

  • Hóa trị mà không cần phẫu thuật để giảm các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ.
  • Cắt u nang tận gốc và loại bỏ các hạch bạch huyết xung quanh, sau đó là phẫu thuật để tạo ra một con đường mới cho nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể.
  • Hóa trị, xạ trị và liệu pháp miễn dịch sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc để giảm các triệu chứng và kéo dài sự sống.
  • Thuốc thử nghiệm lâm sàng.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.



Chat with Zalo