Thiếu máu thiếu vitamin: Những điều cần biết về bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả
Thiếu máu thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể có ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn bình thường. Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu vitamin tăng lên theo tuổi và trong thời kỳ mang thai. Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, khó thở và chóng mặt. Bổ sung vitamin, uống hoặc tiêm, có thể khắc phục sự thiếu hụt.
Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu thiếu vitamin
Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu do thiếu vitamin bao gồm:
-
Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt;
-
Da nhợt nhạt hoặc tái xanh;
-
Nhịp tim không đều;
-
Sút cân, suy dinh dưỡng;
-
Loét ở miệng và lưỡi, chán ăn, tiêu chảy;
-
Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân, yếu cơ;
-
Rối loạn tâm thần: Thay đổi tính cách, lú lẫn hay quên.
Các dấu hiệu của thiếu vitamin thường phát triển chậm trong vài tháng đến vài năm. Từ không có triệu chứng đến các triệu chứng khó phát hiện hơn và dần tăng lên bên ngoài cơ thể khi sự thiếu hụt vitamin trở nên tồi tệ hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Gọi cho bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng thiếu máu do thiếu vitamin. Bác sĩ có thể giúp loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn hoặc đề xuất phương pháp điều trị thích hợp cho tình trạng của bạn.
Những ai có nguy cơ mắc phải thiếu máu thiếu vitamin?
Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu vitamin càng cao khi bạn lớn lên. Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì cơ thể họ cần nhiều vitamin hơn trong thời kỳ mang thai.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thiếu máu thiếu vitamin
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu thiếu vitamin, bao gồm:
-
Chế độ ăn uống chứa ít hoặc không có nguồn vitamin tự nhiên trong thực phẩm;
-
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú;
-
Một số bệnh lý về hệ tiêu hóa hoặc hoặc một số bệnh lý khác;
-
Lạm dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, cà phê;
-
Tác dụng phụ của các loại thuốc.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu vitamin
Thiếu máu thiếu vitamin nguyên nhân chính chủ yếu do thiếu vitamin hoặc không hấp thu vitamin trong cơ thể cụ thể như sau:
Do thiếu vitamin B6: Quá trình sản xuất hemoglobin yêu cầu phải có vitamin B6. Thiếu máu do thiếu vitamin này xảy ra thường xuyên nhất là khi bạn không ăn đủ thực phẩm giàu vitamin B6. Thiếu vitamin B6 cũng có thể được gây ra bởi một số thuốc bao gồm Nydrazid (isoniazid) được sử dụng để điều trị bệnh lao và L-DOPA để điều trị bệnh Parkinson và các tình trạng thần kinh khác.
Do thiếu folate: Có vấn đề về hấp thụ folate từ thực phẩm có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất này. Những người bị bệnh ở ruột non có thể khó hấp thụ folate hoặc dạng tổng hợp của axit folic. Rượu làm giảm sự hấp thu folate, do đó uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất này. Vài loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc chống động kinh, có thể cản trở sự hấp thu folate. Phụ nữ có thai và cho con bú có nguy cơ thiếu folate. Người trải qua lọc máu do bệnh thận cũng có thể bị thiếu máu do thiếu folate .
Do thiếu vitamin B12: Những người không ăn đủ các loại thực phẩm chứa Vitamin B12 có nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin này. Rượu có thể cản trở sự hấp thu vitamin B12, nên người nghiện rượu có nguy cơ cao mắc bệnh này. Các tình trạng như bệnh Crohn và bệnh celiac có thể cản trở khả năng hấp thu vitamin B12 của cơ thể. Phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân cũng có thể gây thiếu máu do thiếu vitamin dạng này.
Do thiếu vitamin C: Thiếu vitamin C có thể xảy ra nếu bạn không nhận được đủ vitamin C từ các loại thực phẩm. Thiếu vitamin C cũng có thể xảy ra bởi một tác nhân nào đó làm suy yếu khả năng hấp thu vitamin C từ thực phẩm, ví dụ như thuốc làm suy yếu khả năng hấp thu vitamin C của cơ thể.
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu thiếu vitamin
Chế độ sinh hoạt:
-
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
-
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
-
Hạn chế uống rượu. Vì rượu có thể góp phần thiếu máu do thiếu vitamin, một ý tưởng tốt là hạn chế uống rượu. Khuyên đàn ông uống không nhiều hơn hai ly một ngày và phụ nữ hạn chế một ly hàng ngày.
-
Không hút thuốc. Hút thuốc cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như vitamin C, vì vậy có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu hụt. Điều tốt nhất có thể làm cho sức khỏe là ngừng hút thuốc.
Chế độ dinh dưỡng:
-
Bạn có thể ngăn ngừa một số dạng thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách chọn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: Nhiều loại thực phẩm giàu vitamin B12 có trong thịt bò, gan, gà và cá, trứng, ngũ cốc, sữa…, thực phẩm giàu folate chứa ở Bông cải xanh, rau bina, măng tây, chuối, các sản phẩm ngũ cốc, men, nấm và đậu phộng…, Vitamin C có nhiều trong trái cây có nhiều múi (cam, chanh, bưởi…), cà chua, ớt chuông, bông cải xanh…
-
Hầu hết người lớn cần những lượng vitamin sau trong chế độ ăn hàng ngày: Vitamin B12 - 2,4 microgam (mcg), Folate hoặc axit folic - 400 mcg, Vitamin C, 75 - 90 mg. Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể cần nhiều loại vitamin hơn.
Phương pháp phòng ngừa thiếu máu thiếu vitamin hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu vitamin hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
-
Hầu hết mọi người đều nhận đủ vitamin từ thực phẩm nhưng nếu chế độ ăn uống của bạn bị hạn chế, bạn có thể sử dụng vitamin tổng hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
-
Bởi vì thiếu máu ác tính có thể di truyền, cho bác sĩ biết nếu có rối loạn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra máu định kỳ. Nếu các cuộc thử nghiệm cho thấy thiếu vitamin B-12, có thể bắt đầu điều trị trước khi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xuất hiện.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thiếu máu thiếu vitamin
Xét nghiệm máu tổng quát
Các bác sĩ sử dụng một số xét nghiệm để chẩn đoán thiếu máu do thiếu vitamin và nguyên nhân của nó. Xét nghiệm máu được gọi là công thức máu toàn bộ (CBC) cho phép bác sĩ xem mức độ và sự xuất hiện của tế bào hồng cầu.
Trong thiếu máu do thiếu vitamin, các tế bào hồng cầu lớn và kém phát triển. Khi bệnh tiến triển, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu cũng bất thường dưới kính hiển vi. Ngoài ra, thử nghiệm này cũng cho thấy các tế bào có bị biến dạng hay không, một dấu hiệu khác của sự thiếu hụt.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân
Nếu xét nghiệm máu xác nhận thiếu máu do thiếu vitamin, bác sĩ đo lượng folate, vitamin B12 và vitamin C trong máu. Sau đo, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Đặc biệt chẩn đoán thiếu vitamin B12 có thể bao gồm thêm các xét nghiệm, chẳng hạn như:
Thử nghiệm kháng thể: Bác sĩ có thể dùng mẫu máu để kiểm tra kháng thể yếu tố nội tại. Sự hiện diện cho thấy thiếu máu ác tính.
Thử nghiệm Methylmalonic acid: Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo lường sự hiện diện của một chất gọi là acid methylmalonic. Mức chất này cao hơn ở người thiếu hụt vitamin B12.
Thử nghiệm Schilling: Thử nghiệm này, trước tiên ăn một lượng nhỏ vitamin B12 phóng xạ. Sau đó, kiểm tra để xem cơ thể hấp thụ các vitamin B12. Sau đó, ăn kết hợp các vitamin B12 phóng xạ và các yếu tố nội tại. Nếu các phóng xạ B12 chỉ được hấp thu khi dùng cùng với yếu tố nội tại, nó xác nhận là thiếu riêng yếu tố nội. Nếu cơ thể không hấp thụ vitamin B12 có hoặc không có yếu tố nội tại, có thể có vấn đề hấp thụ tổng quát.
Phương pháp điều trị thiếu máu thiếu vitamin hiệu quả
Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu các vitamin cần thiết, ăn các thực phẩm giàu các vitamin đó là cách điều trị phổ biến nhất.
Các bác sĩ đôi khi khuyên bạn nên uống bổ sung vitamin để có đủ lượng vitamin cần thiết. Bạn có thể nhận được những chất bổ sung này bằng đường uống hoặc tiêm. Nếu tình trạng cơ bản gây ra thiếu máu do thiếu vitamin, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng đó để giải quyết các triệu chứng.
Thiếu máu do thiếu Folate
Điều trị bao gồm ăn chế độ ăn uống lành mạnh và uống axit folic bổ sung theo quy định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, bổ sung acid folic uống. Liều lượng thông thường là 400 micrograms (mcg) mỗi ngày, hoặc 600 mg mỗi ngày cho hầu hết các phụ nữ mang thai. Nếu không thể hấp thu folate dễ dàng, có thể cần phải uống bổ sung axit folic.
Thiếu máu thiếu Vitamin B12
Có thể điều trị thiếu vitamin B12 liên quan đến chế độ ăn uống nghèo nàn với những thay đổi trong chế độ ăn và bổ sung vitamin B12. Nếu cơ thể không thể hấp thu vitamin B12, cần thuốc tiêm vitamin B12 hoặc dạng xịt B12 cả đời.
Lúc đầu, cần tiêm hoặc thuốc xịt thường xuyên. Cuối cùng cần tiêm hoặc xịt chỉ một lần một tháng. Điều trị là rất quan trọng, bởi vì các biến chứng thần kinh trở thành thường trú nếu thiếu B12 không được điều trị thành công trong vòng vài tháng.
Thiếu máu do thiếu Vitamin C
Thiếu máu này hiếm và điều trị bằng uống thuốc vitamin C. Hãy theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, tăng tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa vitamin C.