Mất răng là gì? Những vấn đề cần biết về mất răng và cách bảo vệ răng sau khi mất răng


Mất răng ở trẻ em dưới 12 tuổi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn là điều hoàn toàn tự nhiên.  Tuy nhiên mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng vì không còn răng để tự nhiên thay thế răng đã mất. Mất răng phần lớn có thể phòng ngừa và điều trị các nguyên nhân trước khi tình trạng mất răng xảy ra. Sự kết hợp giữa thực hành vệ sinh răng miệng, tự chăm sóc tổng thể và chăm sóc nha khoa chuyên nghiệp có thể giúp bạn tránh mất răng.

Những triệu chứng của mất răng

Mất răng là triệu chứng dễ nhận biết khi răng rơi ra khỏi nướu răng. Các triệu chứng khác gợi ý bệnh lý răng, nướu răng như:

  • Đau răng;
  • Răng lung lay;
  • Sâu răng;
  • Ê, buốt răng;
  • Cao răng;
  • Sưng nướu răng;
  • Hôi miệng.
Mất răng là gì? Những vấn đề cần biết về mất răng và cách bảo vệ răng sau khi mất răng 1.jpg
Mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhai vì biến đổi cấu trúc răng và hàm

Tác động của mất răng với sức khỏe

Mất răng có thể dẫn đến khả năng ăn uống kém, mất tự tin khi giao tiếp và chất lượng cuộc sống nói chung bị giảm sút.

Biến chứng có thể gặp mất răng

Sau khi mất răng phần nướu xung quanh răng bị mất sẽ lành lại ở độ cao thấp hơn mô lân cận lâu dần 2 răng kế cận sẽ bộ nghiên để lấp đầy khoảng trống dẫn đến sai khớp răng, lệch hàm, giảm sức nhai,...

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp phải bất kỳ tình trạng nào sau đây bạn nên khám bác sĩ ngay:

  • Màu răng thay đổi;
  • Đau nướu hoặc đau răng;
  • Mùi vị khó chịu hoặc mùi hôi trong miệng.

Những ai có nguy cơ mắc phải mất răng?

Đối tượng dễ bị mất răng là nam giới trên 35 tuổi. Tình trạng mất răng hoàn toàn phổ biến hơn ở những người lớn tuổi có thu nhập thấp và trình độ học vấn dưới trung hơn so với những người có thu nhập cao và trình độ học vấn cao. Yếu tố này có thể liên quan đến thói quen chăm sóc răng miệng và nhu cầu chăm sóc nha khoa ít được quan tâm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải mất răng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mất răng khác cũng được đề cập là:

  • Ít được chăm sóc nha khoa;
  • Không bao giờ sử dụng bàn chải đánh răng;
  • Hút thuốc (hiện tại hoặc quá khứ);
  • Bệnh tiểu đường;
  • Cao huyết áp;
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp.

Nguyên nhân gây mất răng

Người lớn mất răng vĩnh viễn vì nhiều lý do khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này là:

Bệnh nướu

Viêm nha chu là một trong nhiều nguyên nhân gây mất răng. Thuốc điều trị viêm nha chu gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau,...Mảng bám lâu ngày có thể cứng lại quanh nướu hình thành cao răng. Vì mảng bám và cao răng chứa đầy vi khuẩn nên chúng có thể gây viêm nướu.

Sâu răng

Một nguyên nhân phổ biến khác gây mất răng là sâu răng. Sâu răng phát triển khi vi khuẩn mắc kẹt trong mảng bám quanh chân răng và gây mòn men răng. Sâu răng từ nhẹ được điều trị bằng trám răng để khôi phục độ bền,sự toàn vẹn của răng. Nếu không trám răng sớm, răng bị phá hủy nhiều hơn và nhiễm trùng sâu hơn gây viêm tủy răng và vỡ răng

Mất răng là gì? Những vấn đề cần biết về mất răng và cách bảo vệ răng sau khi mất răng 2.jpg
Sâu răng và bệnh viêm nha chu là hai nguyên nhân phổ biến gây mất răng

Chấn thương miệng

Chấn thương như tai nạn, vấp ngã, trong thể thao (đấm bốc) mà không có dụng cụ bảo vệ miệng, thói quen nghiến răng hoặc nhai đá,...có thể gây mất răng.

Bệnh mạn tính

Một số bệnh mãn tính có liên quan đến tình trạng sức khỏe răng miệng kém. Bệnh tiểu đường không kiểm soát được, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp và bệnh về xương có thể là những yếu tố chính dẫn đến mất răng khi chúng gây ra hoặc đẩy nhanh bệnh nướu răng.

Lối sống

Khi bạn không cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho răng và nướu như canxi và vitamin D, vitamin C,... răng kém chắc khỏe và dễ tổn thương. Hút thuốc lá, dùng răng các vật cứng cũng làm tăng nguy cơ mất răng.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến mất răng

Những thói quen sau giúp bạn giữ răng miệng sạch sẽ khỏe mạnh và chế tình trạng mất răng:

  • Trồng răng sớm sau khi mất răng;
  • Điều trị bệnh răng miệng khác triệt để;
  • Khám răng định kỳ;
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách.
Mất răng là gì? Những vấn đề cần biết về mất răng và cách bảo vệ răng sau khi mất răng 4.jpg
Khỏe răng miệng cũng cần được quan tâm đúng mức

Phương pháp phòng ngừa mất răng hiệu quả

Bạn có thể thực hiện những thói quen sau để răng miệng luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng mất răng:

  • Chải răng hai lần/ngày để ngăn ngừa mảng bám;
  • Dùng chỉ nha khoa thay tăm hằng ngày;
  • Khám răng định kỳ và làm sạch răng tại phòng khám nha;
  • Quản lý bệnh nướu răng hiện tại để giữ cho nó không tiến triển nặng thêm;
  • Đeo miếng bảo vệ miệng vừa vặn khi chơi các môn thể thao;
  • Đeo miếng bảo vệ ban đêm nếu bạn nghiến răng khi ngủ;
  • Bỏ hút thuốc;
  • Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng và kiểm soát các tình trạng sức khỏe mãn tính.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mất răng

Để chẩn đoán mất răng chỉ cần khai thác tiền căn mất răng, hoặc cần chụp hình răng để đánh giá các yếu tố khác (độ nghiên răng, chiểu cao chân răng,...) để hỗ trợ điều trị.

Mất răng là gì? Những vấn đề cần biết về mất răng và cách bảo vệ răng sau khi mất răng 3.jpg
Xray xương hàm giúp nhìn rõ cấu trúc răng và xương hàm hỗ trợ điều trị ngoại khoa sau mất răng

Phương pháp điều trị mất răng

Nội khoa

Các phương pháp điều trị nội khoa giúp điều trị các nguyên nhân có thể gây mất răng giúp hạn chế tình trạng mất răng:

Viêm nha chu: Điều trị viêm nha chu tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc cơ bản như thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc kháng viêm giảm tình trạng sưng nướu, các thuốc giảm đau,... trong quá trình điều trị bệnh giúp tiêu diệt tác nhân và giảm sự khó chịu cho người mắc bệnh. Sau khi điều trị người bệnh vẫn cần theo dõi, tái khám giúp ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển theo chiều hướng xấu.

Cạo vôi răng: Vi khuẩn ở cao răng có thể gây viêm và tàn phá tổ chức quanh răng làm sưng nướu, viêm nướu, răng lung lay,… Cạo vôi răng định kỳ giúp răng miệng sạch sẽ và không hôi miệng. Vôi chân răng được làm sạch bằng áp lực nước giúp loại bỏ mảng bám quanh chân răng.

Niềng răng: Niềng răng dùng các dụng cụ để dịch chuyển và sắp xếp răng đúng vị trí mong muốn giúp hàm răng đều, đẹp, đúng khớp cắn,...

Giữ gìn sức khỏe răng miệng: Đánh răng bằng bàn chải 2 lần mỗi ngày, khám nha khoa và lấy vôi răng định kỳ,... giúp bạn có hàm răng khỏe mạnh.

Ngoại khoa

Trám răng: Trám răng là một kỹ thuật dùng vật liệu nhân tạo bù vào phần răng bị mất do sâu hoặc gãy. Sự da dạng trong vật liệu trám răng (bạc, composite, vàng, sứ,...) không chỉ giúp hoàn thiện phần răng bị mất mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.

Implant: Implant là một kỹ thuật ghép chân răng nhân tạo vào xương hàm thay thế cha răng đã mất. Cấy ghép Implant an toàn khi lựa chọn các loại trụ răng, Abutment và mão sứ chất lượng và được thực hiện tại các cơ sở uy tín.



Chat with Zalo