Lao xương: Căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng "đáng sợ"


Lao xương là một tình trạng lao ngoài phổi thường gặp nhất trong những bệnh về xương khớp. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng thậm chí có thể gây tử vong. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng lao xương và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao xương

Ở giai đoạn đầu bệnh sẽ tiến triển một cách âm thầm. Do đó những triệu chứng của bệnh xuất hiện rất chậm, làm cho người bệnh khó nhận biết được, việc này gây cản trở quá trình điều trị. Những dấu hiệu mà bạn thường gặp khi bị lao xương là:

  • Đau dữ dội tại vị trí xương khớp bị tổn thương;
  • Vị trí xương khớp bị tổn thương sưng to;
  • Cứng khớp tại các khớp bị lao;
  • Áp xe lạnh: Một ổ mủ hình thành chậm và không có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, sau dần lan rộng ra và vỡ mủ gây loét.

Khi bệnh lao xương tiến triển nặng hơn, một số dấu hiệu nguy hiểm bao gồm:

  • Cột sống bị biến dạng;
  • Biến chứng thần kinh;
  • Liệt nửa người;
  • Trẻ có tứ chi ngắn;
  • Xương bị dị tật;
  • Viêm khớp.

Ngoài ra, một số triệu chứng của bệnh lao mà người bệnh lao xương có thể gặp hoặc không:

  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi về đêm;
  • Sụt cân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh lao xương

Lao xương thường gây ra một số hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị sớm:

  • Liệt tứ chi;
  • Xẹp đốt sống, gây gù nhọn;
  • Biến chứng về thần kinh;
  • Phải cắt bỏ tay chân ở trẻ nhỏ;
  • Dị tật về xương;
  • Liệt cơ tròn;
  • Teo cơ vận động khớp;
  • Nếu vi khuẩn lao tấn công và ảnh hưởng tới những cơ quan như phổi, màng não, khối áp-xe khi bị vỡ có thể chèn ép tim, trụy mạch, suy hô hấp, gây nguy kịch và dẫn đến tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) lao xương?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị lao xương. Tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Nam giới;
  • Trẻ con;
  • Người có độ tuổi từ 20 - 40 tuổi, càng lớn tuổi nguy cơ mắc lao cột sống càng ít gặp;
  • Người bị bệnh lao không điều trị đúng cách.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) lao xương

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lao xương: 

  • Nghiện thuốc lá;
  • Có tiền sử mắc bệnh lao;
  • Tiếp xúc với người bị bệnh lao;
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu như bị HIV/AIDS;
  • Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vaccin BCG;
  • Người mắc một số bệnh lý sử dụng thuốc ức chế miễn dịch;
  • Người bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến lao xương

Nguyên nhân lao cột sống là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hominis gây ra. Đây là một trực khuẩn hiếu khí, chúng sẽ ngừng phát triển ở nhiệt độ 42 độ C và bị tiêu diệt ở 100 độ C trong vòng 10 phút.

Bệnh lao xương khởi phát do sự tấn công của trực khuẩn lao. Vì thế, bệnh lý này có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau như đường hô hấp, qua niêm mạc hoặc vết thương hở. Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua đường hô hấp rồi khu trú và gây tổn thương phổi. Sau đó, chúng sẽ di chuyển ra phổi đi vào các khớp xương, cột sống thông qua các mạch máu và hạch bạch huyết. Nếu bệnh lao khởi phát ở phụ nữ mang thai có thể lây từ mẹ sang con.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lao xương

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng

  • Thói quen ăn uống khoa học giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể;
  • Nói không với các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như rượu bia, chất kích thích, đồ ăn chế biến công nghiệp,...

Phương pháp phòng ngừa lao xương hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng;
  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá;
  • Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, stress;
  • Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ nhỏ;
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng;
  • Tránh tiếp xúc với người bị lao phổi, nếu tiếp xúc cần phải có biện pháp tránh lây nhiễm;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời;
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ dành cho người bị bệnh lao.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lao xương

Chẩn đoán lao xương bằng cách hỏi bệnh nhân những câu hỏi về các triệu chứng và khám sức khỏe. Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau để chẩn đoán chính xác bệnh.

  • Chụp X – quang, CT, MRI: Kiểm tra tổn thương do vi khuẩn lao gây ra tại xương. Khi bị lao xương mật độ xương thưa, tthiếu sụn và co rút cơ. Ở giai đoạn toàn phát, xương bị biến dạng, đầu xương xuất hiện ổ khuyết, sụn khớp nham nhở,...
  • Xét nghiệm công thức máu: Tế bào bạch cầu Lympho tăng lên, tốc độ lắng máu cũng tăng ở đa số các trường hợp.
  • Nuôi cấy vi khuẩn: Mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong môi trường thích hợp và phân lập ra vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm Mantoux: Thường được dùng để sàng lọc bệnh lao. Khi cho kết quả dương tính, chứng tỏ đã có thời gian bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị lao xương hiệu quả

Điều trị bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị được ưu tiên với người bị bệnh lao. Thường sử dụng kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch để điều trị.

Nguyên tắc điều trị lao xương tương tự như những bệnh lao khác:

  • Cần phải phối hợp các thuốc chống lao với nhau;
  • Dùng thuốc đúng liều;
  • Dùng thuốc đều đặn;
  • Dùng thuốc đủ thời gian, qua 2 giai đoạn: Tấn công: 2 - 5 tháng và duy trì 4 - 6 tháng. Đối với lao kháng thuốc thời gian tấn công là 8 tháng, tổng thời gian điều trị 20 tháng.

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị lao theo phác đồ, bệnh nhân còn được dùng thuốc triệu chứng, vitamin, nhất là phải tăng cường đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng cho cơ thể.

Phẫu thuật

Khi xuất hiện những ổ bã đậu hoặc ổ mủ bên trong xương, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đặc hiệu để ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Những phương pháp hỗ trợ

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một vài phương pháp hỗ trợ:

  • Nghỉ ngơi: Ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi để giảm áp lực lên xương khớp.
  • Bất động chi: Bác sĩ nẹp các chi để giảm đau, phòng ngừa cơ co rút gây biến dạng. Phương pháp này còn giúp ổ lao ổn định và ít lây lan.
  • Tập vận động: Sau 4 - 5 tuần nghỉ ngơi, bệnh nhân cần phải vận động để tránh cứng khớp, các bài tập vận động nên được tập sự hướng dẫn của bác sĩ.



Chat with Zalo