Khô môi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị


Khô môi, nứt nẻ môi là một trong các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước, thiếu ẩm. Khô môi không khó điều trị, chỉ cần cung cấp đủ độ ẩm cho môi bằng các sản phẩm dưỡng môi. Tuy vậy, khô môi cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như dị ứng, bị ảnh hưởng của thuốc hoặc các bệnh khác. Ở những trường hợp này, cần điều trị các bệnh mắc kèm kết hợp với việc dưỡng ẩm, chống nắng đầy đủ cho môi.

Những dấu hiệu và triệu chứng của khô môi

Các triệu chứng của khô môi chỉ tập trung ở môi như:

Môi bị khô, nứt nẻ, bong da, tróc vảy;

Sưng môi, loét môi;

Chàm môi;

Nứt môi, có thể có chảy máu.

Tác động của khô môi đối với sức khỏe

Môi khô, nứt nẻ gây khó chịu và đau, đặc biệt là khi ăn các thức ăn mặn, chua, cay. Bên cạnh đó, khô nứt môi còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có thể khiến người bệnh cảm thấy bất tiện khi giao tiếp với người khác.

Biến chứng có thể gặp khi mắc khô môi

Khô môi thường là dấu hiệu của cơ thể phản ứng lại với sự mất nước. Do đó, chỉ cần bổ sung đủ nước và dưỡng đủ ẩm là môi có thể trở lại trạng thái bình thường mà không gây nên biến chứng gì.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Những ai có nguy cơ mắc phải khô môi?

Khô, nứt môi có thể gặp ở bất kỳ người nào, ở mọi độ tuổi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, trở nên khắc nghiệt hơn. Khô môi có thể thường gặp hơn ở các đối tượng sau:

Người uống ít nước.

Người làm việc nhiều ngoài nắng mà không có các biện pháp che chắn hay dưỡng môi.

Người có thói quen liếm môi, cắn môi.

Người có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, dị ứng.

Người đang điều trị với một số loại thuốc có thể gây khô môi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc khô môi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc khô môi, bao gồm:

Có thói quen liếm môi thường xuyên.

Thời tiết quá khô nóng hoặc quá lạnh.

Người da khô dễ bị khô môi hơn người bình thường.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây khô môi:

Thời tiết thay đổi (thời tiết khô nóng hoặc lạnh quá mức).

Liếm môi quá mức.

Mất nước.

Thiếu một số vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, sắt…).

Do bị tác dụng phụ khi đang dùng một số loại thuốc.

Do một bệnh lý nào đó (rối loạn tự miễn, rối loạn chức năng tuyến giáp, dị ứng…).

Viêm môi (do nhiễm trùng, cơ địa…).

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của khô môi

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Bệnh nhân cần lạc quan: Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Sử dụng son dưỡng, dầu dừa, sáp ong hoặc thuốc mỡ để cân bằng độ ẩm cho môi.

Sử dụng kem chống nắng cho môi, đeo khẩu trang khi đi ra trời nắng.

Bỏ thói quen cắn môi, liếm môi.

Không cắn, ngậm các vật lạ để tránh gây viêm môi.

Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí tại nơi ở của bạn quá khô.

Chế độ dinh dưỡng:

Uống đủ nước, đặc biệt là khi thời tiết trở nên khô nóng.

Bổ sung đủ dinh dưỡng, vitamin từ khẩu phần ăn hàng ngày và từ trái cây, rau củ quả.

Nếu môi bạn bị khô nứt gây chảy máu, nên hạn chế ăn các món cay nóng.

Phương pháp phòng ngừa khô môi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Tránh sử dụng các mỹ phẩm chứa nhiều hương liệu dễ gây kích ứng lên môi.

Tránh sử dụng lại các sản phẩm đã biết gây dị ứng môi ở lần trước.

Dưỡng môi thường xuyên, đặc biệt khuyên dùng các sản phẩm có thành phần từ tự nhiên, không có nhiều hương liệu và chất bảo quản.

Bỏ thói quen xấu như liếm môi quá nhiều.

Uống đủ nước, bổ sung đủ vitamin từ thức ăn và trái cây, rau củ quả.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán khô môi

Khô môi có thể nhận thấy được khi kiểm tra bằng mắt thường, không cần phải thực hiện các xét nghiệm nào khác.

Phương pháp điều trị khô môi hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bị khô môi do tác dụng phụ của thuốc, chỉ cần ngưng sử dụng những loại thuốc đó môi sẽ dần lành trở lại.

Nếu khô môi là do dị ứng với chất hoặc vật gì đó, cần tránh xa nguồn gây dị ứng và có thể uống các thuốc kháng histamin để điều trị tình trạng này.

Điều trị các bệnh đang mắc có thể dẫn đến khô nứt môi.

Các trường hợp còn lại chỉ cần cung cấp đủ ẩm cho môi (uống đủ nước, sử dụng sản phẩm dưỡng môi…), các vết khô nứt sẽ từ từ liền trở lại.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.



Chat with Zalo