Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả? Giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm HIV

Mọi người thuộc bất kì chủng tộc, giới tính, dân tộc hoặc khuynh hướng tình dục nào đều có nguy cơ nhiễm HIV. Bạn đang muốn làm một xét nghiệm HIV, tuy nhiên lại không biết xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả? Tiếp tục đọc bài viết này để biết thêm những thông tin về xét nghiệm HIV nhé!

Xét nghiệm HIV là gì?

Xét nghiệm HIV, hay còn được gọi là xét nghiệm sàng lọc HIV, là cách duy nhất để biết bạn có đang bị nhiễm virus HIV hay không.

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả? Giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm HIV 1 Xét nghiệm HIV là gì?

Một số loại xét nghiệm kiểm tra máu hoặc các chất dịch cơ thể khác để xem bạn có bị nhiễm bệnh hay không. Hầu hết không thể phát hiện ra HIV ngay lập tức vì cơ thể bạn cần có thời gian để tạo kháng thể hoặc để đủ virus phát triển bên trong cơ thể.

Nếu bạn không may bị nhiễm virus HIV, việc phát hiện nhanh chóng thông qua xét nghiệm HIV đồng nghĩa rằng bạn có thể bắt đầu điều trị ngay lập tức để bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài. Đồng thời, bạn cũng có thể ngăn ngừa việc lây nhiễm HIV cho người khác.

Khi nào bạn nên xét nghiệm HIV?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị những người trong độ tuổi từ 13 đến 64 nên làm xét nghiệm HIV ít nhất một lần mỗi năm. Đối với một số người có nguy cơ nhiễm HIV cao, CDC Hoa Kỳ khuyến nghị nên xét nghiệm thường xuyên hơn. Chẳng hạn, những người có nhiều bạn tình có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao hơn và có thể chọn xét nghiệm thường xuyên hơn, thường là 3 tháng một lần.

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả? Giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm HIV 2 Khi nào bạn nên xét nghiệm HIV?

Một số người có thể có nguy cơ cao hơn do các hành vi có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục với người có khả năng bị HIV.
  • Quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác.
  • Có nhiều bạn tình.
  • Dùng chung kim tiêm.
  • Đã hoặc đang được xét nghiệm bệnh lao, viêm gan hoặc bất kì bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nào, bao gồm giang mai, lậu, chlamydia hoặc mụn cóc sinh dục.
  • Là nam/nữ mại dâm.

Có thể bạn đã nghe “thời kỳ cửa sổ” nhưng chưa hiểu rõ đó là gì? Trong giai đoạn thời kỳ cửa sổ, hệ thống miễn dịch bắt đầu tạo ra các kháng thể chống lại HIV và các xét nghiệm HIV nhằm tìm kiếm kháng thể này. Kháng thể là protein do cơ thể sản xuất, nhằm đáp ứng với một số bệnh nhiễm trùng và bệnh tật. Khoảng thời gian giữa khi phơi nhiễm và khi xét nghiệm có thể phát hiện kháng thể được gọi là giai đoạn cửa sổ.

Xét nghiệm nhanh tại nhà có thể phát hiện kháng thể trong vòng 90 ngày, trong khi xét nghiệm tại các cơ sở y tế có thể phát hiện kháng thể trong vòng 45 ngày sau khi phơi nhiễm.

Có thể nhận được kết quả xét nghiệm âm tính giả nếu bạn xét nghiệm trong thời kì cửa sổ. Để xác nhận tình trạng âm tính với HIV, bạn nên làm lại xét nghiệm sau thời gian này.

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả?

Nhiều người thắc mắc xét nghiệm HIV bao lâu thì có kết quả. Tùy vào phương pháp xét nghiệm HIV mà thời gian nhận kết quả có thể sẽ khác nhau. Có nhiều phương pháp xét nghiệm HIV hiện nay, hãy cùng tìm hiểu ngay ở phần dưới bài viết này nhé!

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả? Giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm HIV 3 Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm kháng thể

Hầu hết các xét nghiệm HIV là xét nghiệm kháng thể. Khi có thể tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể. Xét nghiệm kháng thể HIV có thể phát hiện kháng thể HIV trong máu hoặc nước bọt. Sẽ cần vài ngày để cơ sở y tế trả kết quả xét nghiệm kháng thể HIV cho bạn.

Các xét nghiệm kháng thể HIV khác được thực hiện trên nước bọt hoặc máu được lấy bằng que chọc ngón tay. Các xét nghiệm này được thiết kế để sử dụng nhanh tại nhà. Kết quả xét nghiệm kháng thể nhanh thường có kết quả trong vòng 30 phút.

Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể

Hay còn được gọi là xét nghiệm kết hợp hoặc xét nghiệm thế hệ thứ 4. Loại xét nghiệm này có thể phát hiện các protein hoặc kháng nguyên từ HIV, cũng như các kháng thể của HIV.

Nếu một người nhiễm HIV, virus sẽ tạo ra một loại protein đặc hiệu được gọi là p24, trước khi hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Do đó, xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể có thể phát hiện virus sớm hơn xét nghiệm kháng thể.

Xét nghiệm này có thể phát hiện mức độ kháng nguyên p24 từ ngày thứ 18 sau khi phơi nhiễm HIV. Kết quả xét nghiệm thường sẽ được thực hiện tại cơ sở y tế và phải mất vài ngày mới có kết quả.

Xét nghiệm acid nucleic (NAT)

Xét nghiệm di truyền acid nucleic HIV (NAT) còn được gọi là xét nghiệm HIV RNA. NAT có thể xác định xem liệu có vật liệu di truyền từ virus trong máu hay không. NAT còn phát hiện được dương tính HIV từ ngày thứ 10 sau phơi nhiễm.

Tuy nhiên, NAT rất đắt tiền và thường không được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc HIV. Trong hầu hết các trường hợp, nhân viên y tế sẽ không chỉ định phương pháp này trừ khi nhận được kết quả dương tính từ xét nghiệm kháng thể hoặc xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể hoặc nếu người xét nghiệm có nguy cơ phơi nhiễm cao.

Lưu ý rằng, thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) hoặc thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) có thể làm giảm độ chính xác của NAT.

Cần làm gì khi kết quả xét nghiệm là dương tính?

Nếu kết quả từ xét nghiệm HIV ban đầu là dương tính, nhân viên y tế sẽ chỉ định làm xét nghiệm HIV thứ hai để biết kết quả có chính xác hay không. Nếu xét nghiệm đầu tiên được tiến hành tại nhà, bạn nên đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định. Rất hiếm khi xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế xuất hiện trường hợp dương tính giả với HIV.

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả? Giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm HIV 4 Nên xét nghiệm khẳng định HIV tại cơ sở y tế

Nếu kết quả xét nghiệm thứ hai là dương tính, nhân viên y tế có thể giúp bạn giải thích các lựa chọn điều trị HIV. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp cải thiện triển vọng tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nặng nề do HIV gây ra.

Vậy là bạn đã cùng Nhà Thuốc Hà An giải đáp câu hỏi xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả, cũng như biết thêm nhiều thông tin về xét nghiệm HIV. Nhà Thuốc Hà An rất vui khi được đồng hành cùng bạn trong việc tìm hiểu các vấn đề y khoa thường thức. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc năng động và hiệu quả!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo