Vũ cầu và nỗi khổ đánh cầu lông bị đau gót chân

Đánh cầu lông bị đau gót chân là nỗi niềm của nhiều người hội đam mê bộ môn này, đặc biệt là những người mới nhập môn hoặc chơi theo phong trào. Để xóa tan lo lắng về loại chấn thương này, chúng ta cần sự chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, để biết cách phòng tránh và xử lý chấn thương gót chân khi luyện tập. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Các nguyên nhân làm đau gót chân thường gặp

Vũ cầu và nỗi khổ đánh cầu lông bị đau gót chân 1 Đánh cầu lông bị đau gót chân hay gặp ở người chơi vũ cầu

Trong quá trình sinh hoạt cũng như tham gia luyện tập thể dục thể thao hay gặp các chấn thương về gót chân. Cụ thể việc đau gót chân có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Bong gân gót chân: Tình trạng này có thể gây đau gót chân mỗi sáng hoặc bất cứ khi nào ta chuyển động. Tình trạng bong gân gót chân dẫn đến đau gót chân có thể do hoạt động thể chất quá mức.
  • Viêm cột sống dính khớp: Bệnh này gây đau gót chân vào sáng và chiều. Đau gót chân là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh.
  • Viêm khớp phản ứng: Tình trạng này cũng làm đau gót chân người bệnh. Và căn bệnh này do xảy ra nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể.
  • Viêm gân và đứt gân gót chân: Gân gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá sức, chơi thể thao cường độ cao từ đó dẫn đến viêm và tổn thương đến khu vực xung quanh gót chân.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Bao hoạt dịch chính là một túi chứa dịch lỏng ở các vị trí xung quanh khớp. Bao hoạt dịch bị viêm sẽ khiến gót chân bị đau mỗi khi chuyển động.

Tại sao đánh cầu lông bị đau gót chân

Bộ môn cầu lông yêu cầu người chơi trong luyện tập phải chuyển động lặp đi lặp lại các thao tác chạy, nhảy để đỡ cầu khiến gót chân làm việc quá mức trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra việc tăng tốc, chuyển đổi trạng thái hoạt động một cách đột ngột trong lúc chơi cũng làm gia tăng chấn thương gót chân. Còn có một số nguyên nhân làm đau gót chân khi đánh cầu lông như:

Nguyên nhân

Vũ cầu và nỗi khổ đánh cầu lông bị đau gót chân 2 Chấn thương gót chân do sử dụng thao tác khó chưa đúng kỹ thuật
  • Kỹ thuật kém: Lúc chơi cầu lông, một số thao tác đã không được người chơi thực hiện đúng kỹ thuật làm dính chấn thương. Chân không thuận đáp xuống song song với đường cầu khi bạn vừa mới lốp cầu. Kết hợp với chuyển động đột ngột về phía trước sau khi đánh gây ra một áp lực lớn đến gót chân.
  • Co cơ bắp chân: Cơ bắp tại chân ảnh hưởng trực tiếp đến gót chân. Khi cơ bắp yếu và bị căng cơ bắp chân sẽ khiến căng gân gót. Tập luyện với cơ thể có cơ bắp chân đang suy yếu sẽ làm bạn dễ chấn thương gót chân hơn.
  • Đi giày không đúng: Chọn đôi giày vừa cỡ chân, vận động thoải mái khi mang là mấu chốt để bảo vệ đôi bàn chân lẫn gót chân.

Biểu hiện

  • Đau nhói phần dưới bắp chân. Bước đi gây cảm giác đau đớn. 
  • Sưng nề bắp chân, bắp chân trở nên căng cứng.
  • Sưng, đau vùng gót chân, gót chân sưng rõ, đôi khi sờ có thể thấy nổi cục, ấn vào đau.
  • Có thể không đứng được và không thể làm động tác gập duỗi bàn chân.

Làm gì khi đánh cầu lông bị đau gót chân?

Khi nhận biết được triệu chứng đau gót chân, cần có cách xử lý kịp thời để nắm bắt được tình trạng chấn thương và điều trị ngay, tăng khả năng phục hồi sau này:

Phương pháp sơ cứu

Dùng xịt hay thuốc bôi giảm đau tại chỗ: Lúc bị chấn thương gót chân khi luyện tập thể thao, cần giảm ngay cảm giác đau nhói cho người chơi bằng các loại thuốc dạng xịt và bôi bởi chúng có hiệu quả giảm đau hơn thuốc uống.

Dùng chườm đá hoặc túi chườm lạnh xung quanh khu vực gót chân và bắp chân tránh để tổn thương tới gót chân.

Nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân, gót chân bằng băng gạc cố định.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Trường hợp khi đến bác sĩ

Bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp cần thiết để xác định lại nguyên nhân đau gót chân bằng chụp X-quang. Nếu tình trạng ở mức độ nhẹ và vừa, bạn sẽ được kê đơn thuốc và uống theo chỉ định của bác sĩ.

Chấn thương nặng hơn rất có thể bạn được tiêm Corticoid vào bao gân và tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra sẽ được tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như: Nhiệt nóng khi dùng Paraffin, hồng ngoại.

Phòng tránh đau gót chân khi đánh cầu lông

Vũ cầu và nỗi khổ đánh cầu lông bị đau gót chân 3 Đầu tư đôi giày chất lượng để đánh cầu lông ít gặp chấn thương

Nếu bạn là người chơi mới hoặc chơi phong trào:

  • Không sử dụng các kỹ thuật khó trong lúc chơi cầu lông nếu chưa được hướng dẫn kỹ bởi chuyên gia.
  • Đầu tư vào một đôi giày tập tốt, mang vừa vặn. Khuyến khích thêm miếng đệm lót chân.
  • Khi đã cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp không cố gắng tập luyện mà nên nghỉ ngơi.
  • Tập luyện vừa sức đủ để rèn luyện sức khỏe, tránh tập với cường độ cao.
  • Nên đánh đôi với người cùng trình độ để tránh tình trạng rướn sức.
  • Khởi động kỹ càng trước khi vào luyện tập.
  • Duy trì chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh.

Nếu bạn là vận động viên chuyên nghiệp:

  • Có kế hoạch trở lại sân tập sau chấn thương khoa học, để đảm bảo cơ thể đã hoàn toàn bình phục trước khi vào luyện tập.
  • Nên giãn cơ hằng ngày, dành thời gian giãn cơ bắp chân vào buổi sáng, trước và sau khi tập luyện nhằm duy trì sự dẻo dai của gót chân.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp bởi cơ bắp chân chắc khoẻ là điều kiện cần để gót chân chịu được nhiều áp lực hơn.
  • Luôn tuân thủ các kỹ thuật đánh cầu lông và vận dụng sức đúng lúc, đúng tư thế để đảm bảo không dính chấn thương không đáng có cho gót chân.

Đánh cầu lông là hoạt động tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu không biết cách chúng ta rất dễ gặp tình huống xấu như đánh cầu lông bị đau gót chân. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn, những ai đang yêu thích cầu lông biết rõ hơn về các chấn thương gót chân và xử lý chúng khi không may gặp phải.

Bảo Thanh

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo