Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào?
Hiện nay, tỷ lệ mắc các tật khúc xạ nói chung và viễn thị nói riêng ngày càng tăng. Viễn thị gây giảm tầm nhìn của mắt do đó khiến người mắc viễn thị không tập trung làm việc ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.
Viễn thị cũng gây nên gánh nặng kinh tế cho cộng đồng do sụt giảm thị lực. Do đó cần chẩn đoán sớm và điều trị đúng viễn thị để tránh những biến chứng nặng nề xảy ra. Vậy viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào? Cách nhận biết bản thân bị viễn thị và phòng ngừa viễn thị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Viễn thị là gì?
Viễn thị là tật khúc xạ của mắt khiến bạn nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần do ảnh sáng đi qua mắt không tập trung ở trên võng mạc mà tập trung ở một điểm sau võng mạc. Độ viễn được thể hiện là “+” đứng trước và số thể hiện độ viễn đứng sau. Ví dụ +a diop, khi a càng cao bệnh nhân bị viễn thị càng nặng, thậm chí bệnh nhân có thể chỉ nhìn được những vật ở rất xa.
![Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vien_thi_thuong_gap_o_lua_tuoi_nao_4_0f3ea97abd.jpg)
Nguyên nhân khiến cho ảnh của vật hiện ra sau võng mạc là do trục nhãn cầu quá ngắn hoặc do giác mạc mắt có độ cong thấp (quá dẹt). Do đó tất cả những căn nguyên gây nên hai tình trạng này đều là nguyên nhân gây viễn thị. Đó là di truyền, các bệnh gây tổn thương võng mạc, làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng khiến mắt điều tiết nhiều...
Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào?
Viễn thị là tật khúc xạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người trưởng thành và người cao tuổi. Tuy nhiên viễn thị hay gặp ở trẻ em đặc biệt là từ 5 đến 10 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh khiến trục nhãn cầu của trẻ quá ngắn hoặc giác mạc quá dẹt. Nhưng do ở lứa tuổi này trục nhãn cầu của trẻ vẫn còn đang phát triển nên trẻ có khả năng tự điều chỉnh để đưa trục nhãn cầu gần về với kích thước bình thường.
Thường là qua 18 tuổi độ viễn của trẻ tương đối ổn định do chiều dài nhãn cầu thay đổi ít và sau 25 tuổi đọ viễn sẽ không tăng nữa do trục nhãn cầu không còn thay đổi độ dài. Nếu kết hợp điều trị đúng và luyện mắt tích cực có thể giúp giảm độ viễn cho mắt.
Khi bệnh nhân lớn hơn 40 tuổi, các triệu chứng của viễn thị bắt đầu xuất hiện nhiều. Đặc biệt có thể nhầm lẫn với lão thị. Cần phân biệt rõ hai tật khúc xạ này để lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn.
![Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vien_thi_thuong_gap_o_lua_tuoi_nao_3_3342b25375.jpg)
Các dấu hiệu nhận biết viễn thị
- Đầu tiên viễn thị khiến bệnh nhân nhìn các vật ở xa rõ nhưng nhìn các vật ở gần bị mờ, nhòe nên bệnh nhân phải thường xuyên nheo mắt khi nhìn các vật ở gần. Thậm chí khi độ viễn quá cao, bệnh nhân chỉ nhìn thấy các vật ở rất xa.
- Việc mắt phải điều tiết liên tục để ảnh của vật rơi vào đúng võng mạc khi nhìn các vật ở gần khiến cho mắt liên tục bị mỏi, khô mắt.
- Bệnh nhân đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, lo âu.
- Việc khó khăn trong nhìn các vật ở gần khiến bệnh nhân mất tập trung, dễ cáu giận.
Để chẩn đoán chính xác tật viễn thị và mức độ viễn thị cần đưa bệnh nhân đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để đo thị lực, soi bóng đồng tử, tìm tiêu điểm của mắt trên võng mạc... Việc chẩn đoán chính xác độ viễn là rất quan trọng để từ đấy cấp kính viễn cho mắt bạn một cách chính xác giúp cải thiện thị lực và giảm các triệu chứng viễn thị gây ra.
![Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vien_thi_thuong_gap_o_lua_tuoi_nao_1_226a988396.jpeg)
Viễn thị có nguy hiểm không?
Viễn thị gây giảm khả năng nhìn gần của bệnh nhân nên khiến mất tập trung. Đối với trẻ em nó khiến kết quả học tập của trẻ giảm sút và lâu dần có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Đối với người trưởng thành việc mất tập trung khi làm việc giúp hiệu suất công việc giảm, gây khó khăn và thiệt thòi trong tuyển dụng việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống.
Viễn thị nếu không điều trị đúng sẽ tiến triển đến mức độ nặng (lớn hơn +4.00 diop) và gây nên những biến chứng không mong muốn. Hai biến chứng hay gặp là lác và nhược thị. Lác mắt khiến cho hai mắt bệnh nhân nhìn thấy vật không đều nhau và gây ảnh hưởng về vấn đề thẩm mỹ. Nhược thị khiến cho bệnh nhân giảm/mất thị lực một mắt hoặc cả hai mắt. Việc điều trị nhược thị khó khăn hơn rất nhiều so với viễn thị.
Tuy nhiên nếu chẩn đoán và điều trị đúng thì viễn thị hoàn toàn có thể điều trị khỏi được. Các phương pháp điều trị được sử dụng là đeo kính và phẫu thuật.
![Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vien_thi_thuong_gap_o_lua_tuoi_nao_5_68ee6c6c9f.jpg)
Các phương pháp cải thiện viễn thị hiệu quả
Gồm 3 phương pháp: Đeo kính, phẫu thuật và thay đổi lối sống sinh hoạt cho bệnh nhân.
Đeo kính viễn thị
Việc đeo kính viễn của bệnh nhân cân có cấp đơn của bác sĩ chuyên khoa mắt. Có thể đeo kính gọng hoặc kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng.
- Kính gọng viễn thị là một phương pháp điều trị cơ bản và an toàn nhất cho bệnh nhân viễn thị. Độ của kính là +a diop tương ứng với độ viễn của mắt. Kính được dùng là một thấu kính hội tụ giúp đưa các ánh sáng từ bên ngoài vào mắt hội tụ trên đúng một điểm trên võng mạc từ đó khiến ảnh của vật được rõ nét và bệnh nhân sẽ có khả năng nhìn rõ cả các vật ở xa và ở gần.
- Kính áp tròng mềm được thiết kế như một hình chảo áp sát vào giác mạc và giúp thay đổi độ cong giác mạc từ đấy giúp khúc xạ ảnh của vật rơi đúng trên võng mạc. Kính áp tròng mềm có ưu điểm về thẩm mỹ do có nhiều màu sắc và giúp mắt to hơn, long lanh hơn. Tuy nhiên hơi khó sử dụng đối với chưa quen dùng, bạn cần chú ý cách chăm sóc mắt khi đeo kính áp tròng nữa bạn nhé.
- Kính áp tròng cứng được đeo vào ban đêm khi bệnh nhân đi ngủ, nó giúp thay đổi độ cong giác mạc nên khi bệnh nhân tỉnh dậy tháo kính ra có thể nhìn rõ mọi vật. Kính áp tròng cứng giúp đưa mắt trở về gần với thị lực ban đầu nhất và có thể được dùng với cả tật loạn thị và cận thị.
![Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vien_thi_thuong_gap_o_lua_tuoi_nao_2_a11af83321.jpg)
Phẫu thuật viễn thị
Phẫu thuật viễn thị là dùng tia laser để tác động vào giác mạc, làm mỏng giác mạc giúp thay đổi độ cong giác mạc. Do đó điều kiện để phẫu thuật mắt là giác mạc phải có độ dày vừa đủ, có hình dạng bình thường và mắt có độ viễn ổn định. Hai phương pháp phẫu thuật viễn thị được dùng hiện nay đó là Lasik và PRK.
Thay đổi lối sống sinh hoạt cho bệnh nhân
![Viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vien_thi_thuong_gap_o_lua_tuoi_nao_6_ed1c6e7186.jpg)
- Cần sinh hoạt, học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, tránh làm việc trong môi trường quá tối và môi trường quá chói.
- Hạn chế sử dụng máy tính và điện thoại quá lâu, nên để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc trước mắt tính, điện thoại. Có thể massage mắt khi nghỉ ngơi.
- Sau 30 phút làm việc nên nhìn ra xa 4-5 phút để luyện điều tiết cho mắt.
- Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo cho mắt nếu mắt quá khô, mỏi mắt.
- Tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, vitamin E...
Bài viết trên đã trình bày những kiến thức cơ bản về căn bệnh mắt viễn thị. Từ đó giúp bạn biết được viễn thị thường gặp ở lứa tuổi nào nhất. Hà An Pharmacy mong rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho quý độc giả và đừng quên theo dõi trang web của Hà An Pharmacy để cập nhật những kiến thức y học và đời sống nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp