Viêm phế quản có sốt không? Hạ sốt thế nào?

Tùy vào thể trạng của từng người mà viêm phế quản có những triệu chứng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “Viêm phế quản có gây sốt không?” qua bài viết dưới đây. 

Viêm phế quản có sốt không? 

Viêm phế quản có sốt không? Khi bị viêm phế quản, người bệnh hoàn toàn có thể bị sốt. Nguyên nhân là do bị vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và tiết ra độc tố. Sốt còn đi kèm với nhiều biểu hiện khác như: đau nhức cơ thể, khó thở và ho có đờm,...

Tuy nhiên, tình trạng sốt chỉ xảy ra khi bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính. Đây là cơ chế bình thường, do chất cytokine trong các tế bào lympho tác động lên các thụ thể cảm ứng nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng lượng sắt trong máu sinh ra nhiệt và gây sốt. Đến giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ không còn phản ứng sốt nữa. 

Viêm phế quản có sốt không? Hạ sốt thế nào? 1 Viêm phế quản có sốt không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Viêm phế quản gây sốt bao lâu? 

Thông thường, viêm phế quản do virus sẽ sốt nhẹ và nhanh khỏi hơn viêm phế quản do vi khuẩn gây ra. Hơn nữa, tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà thời gian sốt sẽ khác nhau. Cụ thể: 

  • Ở giai đoạn ủ bệnh (1-3 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh): Người bệnh sẽ sốt nhẹ 37-38 độ C, đi kèm với húng hắng ho, sổ mũi và mệt mỏi. 
  • Ở giai đoạn phát bệnh: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khắp cơ thể, ho có đờm và sốt cao trên 38 độ C, có thể lên đến 40 độ C. 

Nếu kiểm soát tốt căn bệnh, các triệu chứng trên sẽ giảm dần, người bệnh sẽ hạ sốt chỉ sau 2-3 ngày. 

Sốt do viêm phế quản có nguy hiểm không? 

Bên cạnh câu hỏi: “Viêm phế quản có sốt không?”, “Sốt do viêm phế quản có nguy hiểm không?” cũng là điều mà nhiều người bệnh thắc mắc. Khi bị sốt do viêm phế quản, người bệnh không nên quá lo lắng, vì phản ứng này sẽ nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại với các nhân tố gây hại. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt kéo dài dai dẳng và có dấu hiệu tiến triển nặng, điều này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Sốt cao kéo dài gây rối loạn chuyển hóa, tim hoạt động quá tải khiến chức năng của một số cơ quan suy giảm. Năng lượng tích trữ trong cơ thể bị hao hụt khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sút cân, thậm chí là bị sốc nhiễm khuẩn. 

Viêm phế quản có sốt không? Hạ sốt thế nào? 2 Trẻ nhỏ khi sốt cao sẽ dẫn đến hôn mê, co giật

Làm sao để hạ sốt do viêm phế quản?

Nếu tình trạng sốt ở mức nhẹ, bạn nên xử lý cơn sốt kịp thời ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo 9 cách hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây: 

Chườm ấm 

Cách đơn giản nhất để hạ nhiệt cơ thể là ngâm khăn mặt vào nước ấm, vắt khô và đắp vào những vùng dễ thấm nước trên cơ thể như trán, nách, bàn tay, bàn chân và háng. Bạn cũng cần chú ý thay khăn thường xuyên sau vài phút. 

Ngoài ra, thư giãn trong bồn nước ấm cũng giúp người bệnh kiểm soát cơ thể hiệu quả. 

Xông hơi 

Xông hơi hạ sốt là phương pháp đơn giản được áp dụng từ thời xa xưa. Xông hơi giúp lỗ chân lông giãn nở, đẩy mồ hôi ra ngoài và thoát nhiệt ra ngoài nhanh chóng. Các độc tố cũng theo đó mà được đào thải ra ngoài. 

Để việc xông hơi được hiệu quả hơn, bạn có thể thêm vào nước xông lá bưởi, hương nhu, sả, tía tô,... Những loại lá thơm này sẽ tiết ra hương thơm và tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn rất hữu hiệu. 

Uống trà gừng 

Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn là một vị thuốc hạ sốt hiệu quả. Gừng giúp kháng virus tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch để đẩy lùi bệnh tật, virus truyền nhiễm nhanh chóng. Để hạ sốt bằng gừng, bạn đập dập gừng tươi, cho vào 500ml nước rồi đun sôi. Bạn có thể thêm vài thìa đường và vắt thêm chanh để trà gừng dễ uống hơn. 

Uống nhiều nước

Khi sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến mồ hôi toát ra nhiều gây mất nước. Vì vậy, người bị viêm phế quản cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể, đặc biệt là nước tinh khiết. Nước lọc có thể thay thế bằng sữa hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống nước ngọt, nước có gas, rượu, bia và nước lạnh. 

Mặc quần áo thoáng mát 

Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, người bệnh cần cởi bớt áo khoác để hạ nhiệt cơ thể. Hơn nữa, quần áo dày, đệm dày, chăn dày rất dễ khiến nhiệt độ tăng nhanh, mồ hôi toát ra sẽ ngấm ngược lại cơ thể gây cảm lạnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên hạ nhiệt cơ thể từ từ để tránh bị sốc nhiệt. 

Hạ sốt bằng chanh tươi 

Viêm phế quản gây sốt sẽ chẳng còn là nỗi lo nếu bạn biết hạ sốt bằng chanh tươi. Phương pháp này không tác động tới hệ hô hấp của bệnh nhân và đặc biệt an toàn khi hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Để hạ sốt bằng chanh tươi, bạn thái chanh thành từng lát mỏng theo chiều ngang. Sau đó, dùng chanh chà xát lên cơ thể, đặc biệt là vùng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay và xương sống. Sau 2-3 phút rửa sạch lại bằng nước ấm để loại bỏ axit trên cơ thể. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những người bệnh đang sốt cao. 

Viêm phế quản có sốt không? Hạ sốt thế nào? 3 Hạ sốt bằng chanh tươi không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào 

Hạ sốt bằng tỏi 

Với tác dụng làm ấm cơ thể, tỏi sẽ “đánh bay” những cơn sốt bằng cách kích thích cơ thể toát ra mồ hôi. Điều này góp phần loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua các tuyến mồ hôi. Hơn nữa, tỏi có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và đẩy lùi bệnh tật. 

Bạn có thể băm nhuyễn vài tép tỏi vào cốc nước ấm và uống 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên áp dụng cách này. 

Hạ sốt bằng giấm táo 

Giấm táo chứa một lượng axit nhất định sẽ giải phóng độc tố qua da. Giấm táo cũng chứa nhiều khoáng chất cần thiết làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. 

Nhúng khăn vào hỗn hợp giấm táo và nước pha theo tỷ lệ 1:2 rồi vắt khô, lau lên bụng, trán và lòng bàn chân. Thay khăn thường xuyên để khăn hấp thu hết nhiệt của cơ thể cho đến khi dịu lại. 

Đến gặp bác sĩ 

Nếu áp dụng tất cả những cách trên mà cơ sốt không thuyên giảm, kèm theo co giật và mê sảng, bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp để hạ sốt nhanh chóng

Viêm phế quản có sốt không? Hạ sốt thế nào? 4 Thăm khám bác sĩ khi sốt cao do viêm phế quản là điều vô cùng cần thiết 

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “Viêm phế quản có sốt không?”. Nếu nghi ngờ bản thân bị sốt do viêm phế quản, bạn nên theo dõi sát sao tình trạng bệnh để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo