Viêm màng não mủ - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Viêm màng não mủ là một bệnh tương đối phổ biến. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng. Vậy viêm màng não mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn đầy đủ hơn và cách nhận biết bệnh sớm.
Bệnh viêm màng não mủ là gì?
Đây là một phản ứng viêm tại màng não do các tác nhân sinh mủ (chủ yếu là vi khuẩn) gây ra. Phản ứng này có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh, triệu chứng của phù não, và nhiều hậu quả quan trọng khác như tổn thương thần kinh, di chứng ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần vận động.
Ai dễ mắc bệnh viêm màng não mủ?
Mầm bệnh xuất hiện trong các khoảng chứa dịch não tủy. Thông thường, khoảng này được ngăn cách với hệ thống mạch máu bởi hệ thống "hàng rào máu não". Vì một lý do nào đó, hàng rào này bị phá vỡ, vi khuẩn có cơ hội gây bệnh. Những người sau đây dễ mắc bệnh:
- Trẻ nhỏ: Đặc biệt là trẻ sơ sinh hàng rào máu não chưa được hoàn thiện;
- Viêm xoang, viêm tai giữa;
- Suy giảm miễn dịch;
- Đã phẫu thuật cắt lách;
- Ung thư máu, giảm bạch cầu, suy tủy xương;
- Chấn thương sọ não;
- Phẫu thuật thần kinh.
Ở Việt Nam, bệnh viêm màng não mủ có một điểm đặc biệt, đó là bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn Streptococcus suis hay còn gọi là liên cầu lợn gây ra. Những người thường xuyên ăn đồ sống của lợn, đặc biệt là tiết canh có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do tác nhân này gây ra.
Xem thêm: Ăn tiết canh lợn có tốt không? Lợi ít hại nhiều!
Nguyên nhân gây viêm màng não mủ
Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do một số loại vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập vào màng não gây viêm nhiễm và mưng mủ trong màng não. Đối với trẻ sơ sinh từ 1 – 24 tháng tuổi thì rất dễ nhiễm phải căn bệnh viêm màng não mủ trẻ sơ sinh này vì hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa đủ mạnh để chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Những vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ có thể đi vào màng não qua đường tai mũi họng rồi đi vào phổi và cuối cùng là di chuyển theo dòng máu lên đến não, tủy sống. Cụ thể:
- Viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae loại b: Loại vi khuẩn này thường xuất hiện và là nguyên nhân chính dẫn đến viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn 1 – 36 tháng tuổi. Vào thời gian này, não bộ của trẻ đang phát triển nên khi mắc bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề về sau này hoặc nguy cơ tử vong là rất cao. Loại vi khuẩn này thường sẽ lan truyền và xâm nhập thông qua đường hô hấp, dễ lây lan thành ổ dịch lớn nên cần tiêm ngừa cho trẻ càng sớm càng tốt.
- Viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn: Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm màng não mủ hàng đầu tại nước ta được ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại. Loại vi khuẩn này nguy hiểm ở chỗ có thể tấn công não trẻ bất cứ lúc nào sơ suất, theo thống kê thì cứ 1000 người thì có đến 1 – 3 người mắc phải viêm màng não mủ. Những trẻ nhiễm bệnh viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn thường sẽ để lại những di chứng như viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa,… vì phế cầu khuẩn rất hay trú ngụ tại hệ hô hấp.
- Viêm màng não mủ do não mô cầu: Đối tượng thường mắc phải viêm màng não mủ do não mô cầu là trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi. Vi khuẩn gây viêm màng não mủ này có tỷ lệ gây bệnh ít hơn ở trẻ trên 1 tuổi. Trẻ mắc viêm màng não mủ do não mô cầu thường rất nguy hiểm, có thể gây xuất huyết ngoại tử dẫn đến tỷ lệ tử vong cao trong vòng 24 giờ.
Bệnh viêm màng não mủ có nguy hiểm không?
Bệnh viêm màng não mủ có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người. Bệnh viêm màng não do não mủ rất nguy hiểm nếu người bệnh không được nhận biết và điều trị sớm.
Ở Việt Nam, có tới 10 - 30% số ca tử vong là do viêm màng não, 2 - 8% trẻ bình thường bị viêm não mô cầu ở đường hô hấp trên như hầu, họng, mũi. Nếu mẹ bị viêm màng não mủ, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, âm hộ,… khi mang thai thì trẻ sơ sinh có khả năng bị lây nhiễm căn bệnh này.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ khỏi bệnh cao tới 94%, để lại 6% di chứng. Nếu bệnh nhân đến muộn, sau 3 ngày khởi phát, tỷ lệ chữa khỏi sẽ giảm xuống còn 72%, tỷ lệ di chứng và tử vong lên tới 28%.
Điều trị viêm màng não mủ
Điều trị tình trạng viêm màng não mủ nên bắt đầu sớm, theo dõi chặt chẽ để có những thay đổi trong điều trị thích hợp và xử trí kịp thời các biến chứng. Điều trị bao gồm hai thành phần chính: Điều trị đặc hiệu và chăm sóc hỗ trợ.
Điều trị đặc hiệu: Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Cần chẩn đoán căn nguyên và điều trị đặc hiệu kết hợp với kháng sinh sớm. Thuốc kháng sinh thường được dùng ngay sau chọc dò dịch não tủy nếu nghi ngờ viêm bể thận.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân không cho chọc dò dịch não tủy vẫn được điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm, được lựa chọn dựa trên tần suất mầm bệnh, khả năng xâm nhập hàng rào máu não và độc tính thấp của chúng.
Sau khi có kết quả phổ kháng khuẩn, tiến hành xử lý theo phổ kháng khuẩn. Tùy thuộc vào mầm bệnh, việc điều trị có thể kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần. Chăm sóc hỗ trợ bao gồm:
- Đảm bảo thông khí: Đúng tư thế, hút, cung cấp oxy đầy đủ.
- Hạ sốt: Cởi quần áo, hạ nhiệt, dùng paracetamol, thuốc an thần (co giật nếu sốt).
- Chống phù não.
- Cân bằng nước và điện giải.
- Đảm bảo dinh dưỡng, phòng, chống loét tì đè do nằm lâu, tập vật lý trị liệu.
Một số biến chứng nặng như viêm màng não mủ có biến chứng áp xe não cần điều trị phẫu thuật.
Trên đây là những giải đáp của Nhà Thuốc Hà An về bệnh viêm màng não mủ có nguy hiểm không? Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể đúc rút cho mình nhiều kiến thức hữu ích để có thể cải thiện tình trạng này.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp