Viêm amidan có nên ngậm nước muối hay không?
Viêm amidan là một tình trạng amidan bị đỏ, sưng tấy có thể có mủ vàng hoặc trắng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là lúc ăn uống. Để giảm các triệu chứng này, nhiều người chọn cách ngậm nước muối hàng ngày. Nhưng thực tế phương pháp này có mang lại hiệu quả hay không, hãy nghe các chuyên gia y tế giải đáp qua bài viết dưới đây.
Viêm amidan có nên ngậm nước muối?
Câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc đó là “viêm amidan có nên ngậm nước muối hay không”. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết viêm amidan nên ngậm nước muối. Nguyên nhân là do trong muối có chứa những thành phần có tính sát khuẩn và khử trùng rất tốt cho đường miệng.
Nhờ có tính sát khuẩn cao, nước muối có thể tiêu diệt được vi khuẩn, loại bỏ mảng bám và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương.
Cụ thể, khi bị viêm amidan nên ngậm nước muối là bởi nước muối có thể:
- Rút nước của vi khuẩn làm chúng teo lại và chết đi .
- Loại bỏ phù nề và viêm bằng cách hút nước, hóa chất từ các mô bị sưng.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra.
- Ngậm nước muối giúp phục hồi độ pH ở cổ họng, loại bỏ axit, kích thích niêm mạc và tăng tuần hoàn máu.
Ngậm nước muối một cách đều đặn hàng ngày có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm amidan, thậm chí có thể trị khỏi viêm amidan ở những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ. Do đó, với trường hợp mới phát viêm amidan người bệnh không cần dùng thuốc mà có thể dùng muối để đẩy lùi các triệu chứng.
![Viêm amidan có nên ngậm nước muối hay không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_amidan_co_nen_ngam_nuoc_muoi_1_b2b0614734.jpg)
Cách dùng muối làm giảm triệu chứng viêm amidan
Ngậm nước muối
Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Đó là hàng ngày, bạn chỉ cần cho 1 - 2 thìa muối hạt vào một cốc nước ấm và khuấy đều cho tan hết muối để được một hỗn hợp đồng nhất. Dùng dung dịch nước muối pha loãng này súc miệng ngày 3 - 4 lần/ngày, đặc biệt là nên súc miệng vào thời điểm buổi sáng và buổi tối. Thời gian dành cho mỗi lần súc miệng tốt nhất nên kéo dài từ 20 - 30 giây. Kiên trì thực hiện cách này, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng viêm amidan thuyên giảm một cách bất ngờ.
Dùng muối hạt trị viêm amidan
Lại là một cách trị viêm amidan dân gian vô cùng đơn giản từ muối. Lần này bạn chẳng cần pha muối với nước mà sử dụng nguyên hạt. Đầu tiên, bạn ngửa đầu, há miệng ra sau đó rắc một chút muối hạt trực tiếp lên cuống họng (phần cuống lưỡi). Sau một thời gian ngắn, hạt muối sẽ tự hòa tan với nước bọt và thẩm thấu vào niêm mạc họng. Cách này giúp giảm cảm giác đau rát ở cổ họng đáng kể. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách này nhiều lần trong ngày mà không phải lo lắng về tính an toàn.
![Viêm amidan có nên ngậm nước muối hay không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_amidan_co_nen_ngam_nuoc_muoi_2_9c5e37dd44.jpg)
Lưu ý gì khi ngậm nước muối chữa viêm amidan
Mặc dù ngậm nước muối trị viêm amidan đơn giản, an toàn nhưng cũng cần đặc biệt tuân thủ những lưu ý cụ thể khi áp dụng, điển hình như:
- Không nên dùng dung dịch nước muối có nồng độ cao quá 0.9% để trị viêm amidan.
- Súc miệng trước khi ngậm nước muối.
- Sau khi ngậm nước muối trị viêm amidan cần súc miệng lại bằng nước lọc để loại bỏ hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra trong miệng khi súc miệng bằng nước muối.
Ngoài ra, ngậm nước muối chỉ có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh chứ không có tác dụng trị khỏi dứt điểm viêm amidan, tình trạng này có thể tái phát bất cứ lúc nào. Đặc biệt là đối với trường hợp bệnh nặng, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sau khi đã loại bỏ tình trạng viêm amidan, bạn vẫn nên duy trì thói quen ngậm, súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý để ngừa viêm amidan tái phát cũng như các bệnh đường hô hấp khác.
Khi nào nên đi khám viêm amidan?
Ngậm, súc miệng bằng nước muối chỉ có tác dụng làm giảm và xoa dịu các triệu chứng mà thôi. Do đó, người bệnh cần thăm khám bác sĩ trong các trường hợp xuất hiện biểu hiện viêm amidan nặng như:
- Sốt cao do viêm amidan nặng, có thể ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh nếu không được kịp thời hạ sốt và điều trị kịp thời.
- Bệnh có xu hướng nặng hơn: Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị mà bệnh không thuyên giảm thậm chí còn nặng hơn thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn, điều trị.
- Bệnh tái phát nhiều lần: Nếu sau khi đã điều trị, sử dụng thuốc, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà bệnh vẫn không chấm dứt hoặc biến mất một thời gian lại xuất hiện thì nên đến bệnh viện thăm khám, tìm ra nguyên nhân.
![Viêm amidan có nên ngậm nước muối hay không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_amidan_co_nen_ngam_nuoc_muoi_3_f29b5d0b35.jpg)
Như vậy, bạn đã có thể giải đáp thắc mắc “viêm amidan có nên ngậm nước muối” rồi phải không nào. Sử dụng muối để làm giảm dấu hiệu viêm amidan là một phương pháp không chỉ đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp mà hiệu quả mang lại cũng cực bất ngờ. Vì vậy, chẳng có lý do gì mà chúng ta không áp dụng cách này ngay khi nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh cả.
Hường