Vì sao viêm gan C làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường?

Theo nghiên cứu, tỉ lệ bị nhiễm đái tháo đường ở người viêm gan C sẽ cao hơn những người bình thường. Đồng thời, việc điều trị người bệnh đái tháo đường liên quan viêm gan mạn vẫn là một thách thức với các bác sĩ. Vậy vì sao viêm gan C làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường?

Mối liên quan giữa bệnh gan và đái tháo đường

Gan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường và duy trì cân bằng nồng độ glucose máu. Bệnh lý gan mạn tính có thể suy giảm cân bằng này, dẫn đến sự kháng insulin, không dung nạp glucose và tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.

Ngược lại, bệnh đái tháo đường có liên quan đến gan vì nó là một yếu tố nguy cơ của bệnh gan mạn tính và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Đái tháo đường được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng xơ gan do đường huyết cao dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Tình trạng này dẫn đến hoại tử tế bào gan mãn tính, có thể gây ra xơ gan và cuối cùng là ung thư biểu mô tế bào gan.

Vì sao viêm gan C làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường? 1
Bệnh gan và đái tháo đường có quan hệ mật thiết với nhau

Vì sao viêm gan C làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường?

Nhiễm virus viêm gan C mạn tính là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ xuất hiện hội chứng chuyển hóa, đề kháng insulin, tiền đái tháo đường và nguy cơ đái tháo đường tuýp 2. Cơ chế dẫn đến nguy cơ đái tháo đường ở những người viêm gan C, bao gồm:

  • Virus viêm gan C gây rối loạn con đường tín hiệu insulin, từ đó đề kháng loại hormone này.
  • Virus HCV gây suy giảm khả năng hấp thu glucose vào tế bào gan và làm tăng đường huyết.

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường liên quan gan mạn tính vẫn còn nhiều cơ chế chưa rõ. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy protein lõi của virus viêm gan C có thể làm suy yếu tín hiệu thụ thể IRS-1, một thụ thể quan trọng trong các hiệu ứng chuyển hóa insulin.

Phương pháp điều trị đái tháo đường liên quan gan mạn tính

Điều trị và theo dõi người bệnh đái tháo đường liên quan gan mạn tính (bao gồm cả viêm gan C mạn tính) tương đối khó khăn. Gan là nơi chuyển hóa chính của các thuốc uống điều trị đái tháo đường, nhưng người bệnh gan mạn tính thường có tình trạng suy chức năng thận, nhiễm axit lactic và hạ đường huyết. 

Hơn nữa, hơn một nửa bệnh nhân mắc bệnh gan còn kèm theo suy dinh dưỡng và nguy cơ hạ đường huyết cao. Các nghiên cứu về tính hiệu quả và độ an toàn của thuốc thông dụng trong điều trị đái tháo đường và bệnh gan mạn tính vẫn còn hạn chế.

Xây dựng lối sống và chế độ tập luyện khoa học

Các khuyến cáo về thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập hiện nay dựa chủ yếu vào kinh nghiệm và chưa được đánh giá đối với bệnh nhân xơ gan. Luyện tập có thể cải thiện đề kháng insulin, nhưng không phù hợp cho người mắc các bệnh lý gan mạn tính. Chế độ dinh dưỡng không đúng lại có thể làm trầm trọng tình trạng suy dinh dưỡng cho người bệnh gan mạn tính.

Vì sao viêm gan C làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường? 2
Xây dựng lối sống khoa học là cách phòng và điều trị bệnh tốt nhất

Dùng nhóm thuốc Biguanide

Đại diện chính của nhóm Biguanid là Metformin, được chỉ định đầu tiên cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Thuốc này có ưu điểm không chuyển hóa ở gan và được bài tiết nguyên dạng qua ống thận, cầu thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Mặc dù Metformin có thể gây nhiễm toan axit lactic ở những người bệnh có nguy cơ cao, tỷ lệ này chỉ khoảng 0,03 - 0,5/1000. Nó không được khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính hoặc suy chức năng gan nặng, và liều tối đa là 1500mg/ngày.

Hiệp hội Đái tháo đường Canada và Úc đều khuyến cáo hạn chế sử dụng Metformin ở người bệnh suy chức năng gan và ADA khuyến cáo không sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh gan nặng hoặc nghiện rượu do có nguy cơ tăng huyết áp lactic. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng Metformin trên bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính và các thông tin về tác dụng phụ chỉ được rút ra từ các báo cáo.

Dùng nhóm Sulfonylureas (thế hệ thứ 2 hoặc 3)

Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng Sulfonylureas trong điều trị người bệnh đái tháo đường liên quan đến gan. Nhóm thuốc này chủ yếu được chuyển hóa ở gan thông qua các enzyme oxy hóa như CYP P450, gây thách thức cho bác sĩ do khả năng hạ đường huyết cao hơn khi thuốc không được chuyển hóa và thải trừ đúng cách. Bệnh gan mạn tính cũng làm tăng khả năng suy dinh dưỡng và hạ đường huyết khi sử dụng thuốc.

Dùng nhóm Thiazolidinediones để điều trị

Pioglitazone là một đại diện của nhóm TZD, có nhiều cơ chế khác nhau để tăng khả năng nhạy cảm insulin. Thử nghiệm cho thấy Pioglitazone có thể cải thiện chỉ số mô học và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến stress oxy hóa và viêm ở người bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của ADA, TZD không nên sử dụng trong trường hợp bệnh lý gan chưa được kiểm soát hoặc khi nồng độ men ALT cao hơn 2,5 lần giới hạn bình thường.

Điều trị bằng thuốc ức chế alpha-glucosidase

Thuốc Acarbose tác động chủ yếu trên đường tiêu hóa, sinh khả dụng toàn thân thấp và chủ yếu chuyển hóa trong đường tiêu hóa. Vì vậy, Acarbose có lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh gan mạn.

Acarbose được xem là an toàn và hiệu quả trong điều trị đái tháo đường ở các bệnh nhân mắc viêm gan mạn, xơ gan hoặc bệnh não gan mức độ nhẹ. Tuy nhiên, sử dụng acarbose cho người bệnh tiểu đường và xơ gan tiến triển có thể làm tăng kali máu.

Hiện nay, Acarbose được khuyến cáo sử dụng tương đối an toàn cho bệnh nhân Child-Pugh A và B mà không cần chỉnh liều. Tuy nhiên, không khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân Child-Pugh C.

vi-sao-viem-gan-c-lam-tang-nguy-co-mac-dai-thao-duong-2.jpeg
Cần cân nhắc khi sử dụng thuốc Acarbose

Dùng liệu pháp điều trị phụ thuộc hiệu ứng Incretin

Liệu pháp phụ thuộc vào hiệu ứng Incretin gồm nhóm đồng vận GLP-1 và ức chế DPP-4, có ưu điểm là không chuyển hóa qua gan và được đào thải qua thận dưới dạng không đổi, gần như an toàn trên bệnh nhân xơ gan. 

Thuốc đồng vận GLP-1 giúp giảm đường huyết sau khi ăn và đã được chứng minh an toàn trên bệnh nhân có bệnh lý gan mạn. Một số thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 tác dụng kéo dài đã được phát triển, với sự tiện lợi chỉ sử dụng một lần/tuần và không gây nhiễm độc gan ở người không có bệnh lý về gan. Tuy nhiên, hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp này trên những bệnh nhân suy gan nặng vẫn cần được nghiên cứu kỹ hơn.

Nhóm ức chế SGLT2

Nhóm thuốc ức chế SGLT2 có thời gian bán hủy dài, cho phép người bệnh chỉ uống một lần mỗi ngày và được chuyển hóa ở gan chủ yếu thông qua glucuronidation, một phần nhỏ được thải trừ qua thận. 

Nghiên cứu đơn liều Canagliflozin ở người rối loạn chức năng gan nhẹ/trung bình cho thấy có thể dung nạp tốt, tuy nhiên hiệu quả và độ an toàn của dapagliflozin vẫn chưa rõ ràng ở bệnh nhân suy gan nặng kết hợp suy thận. Các khuyến cáo hiện nay là cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc ức chế SGLT2 và cân nhắc giảm liều khi điều trị ở bệnh nhân có bệnh gan mạn tính.

Sử dụng Insulin để điều trị

60% bệnh nhân đồng mắc xơ gan và đái tháo đường cần điều trị bằng Insulin. Tuy nhiên, hiệu quả và an toàn của Insulin trên người bệnh xơ gan chưa được chứng minh. Nhu cầu Insulin tăng ở giai đoạn xơ gan còn bù và thấp hơn ở giai đoạn xơ gan mất bù. 

Sử dụng Insulin Analog tác dụng ngắn (như Lispro, Aspart, Glulisine) có thể kiểm soát đường huyết sau ăn và không ảnh hưởng đến rối loạn chức năng gan. Tuy nhiên, việc sử dụng Insulin trên nền xơ gan đòi hỏi dò liều và theo dõi sát để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết.

Trên đây là một vài thông tin giúp giải đáp thắc mắc vì sao viêm gan C làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường cũng như một số phương pháp điều trị. Có thể thấy, việc điều trị bệnh tiểu đường ở người bị viêm gan C khá khó khăn. Do đó, tốt nhất khi có vấn đề về sức khỏe bạn nên chủ động thực hiện thăm khám bác sĩ định kỳ để có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe được tốt và hiệu quả hơn.



Chat with Zalo