Giải đáp: Vẹo cột sống có mang thai được không?
Khi mang thai, cột sống của mẹ ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sức nặng của bào thai, bất kì vấn đề nào ở cột sống cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy vẹo cột sống có mang thai được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Các mức độ nghiêm trọng của vẹo cột sống
Vẹo cột sống xảy ra khi cột sống bị cong hoặc biến dạng thay vì thẳng như cột sống bình thường. Cột sống chạy từ vùng cổ xuống thắt lưng, nên có thể vẹo ở bất kỳ vị trí nào. Việc xác định mức độ nghiêm trọng của vẹo cột sống là rất quan trọng, vì mức độ này sẽ quyết định phụ nữ vẹo cột sống có mang thai được không. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ dựa vào độ uốn cong của cột sống:
- Đối với các trường hợp độ cong nhỏ hơn 20: Vẹo cột sống ở mức độ nhẹ, chưa cần can thiệp điều trị, chỉ cần tập thể dục điều chỉnh lại tư thế đúng.
- Trường hợp độ cong dao động từ 25 - 75 độ: Vẹo cột sống ở mức độ trung bình và cần được bác sĩ thăm khám trực tiếp để đưa ra các phương án điều trị can thiệp phù hợp với cơ địa từng bệnh nhân.
- Trường hợp độ cong từ 70 - 100 độ: Lúc này vẹo cột sống đã ở mức độ nghiêm trọng. Áp lực từ xương sườn đè vào phổi và tim có thể gây khó thở và nhiều biến chứng liên quan khác.
- Đặc biệt các trường hợp độ cong đã trên 100 độ: Đây là mức độ rất nghiêm trọng của vẹo cột sống. Nguy cơ nhiễm trùng tim và phổi cao, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
![Vẹo cột sống mang thai được không -1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/veo_cot_song_mang_thai_duoc_khong_1_04cf85cdff.jpg)
Vẹo cột sống có mang thai được không?
Bệnh vẹo cột sống hầu như không ảnh hưởng đến quá trình mang thai nếu sức khỏe sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh bình thường. Tuy nhiên, khi mức độ vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng và tác động đến dáng đi, khả năng vận động, điều này có thể có hại cho sức khỏe của thai phụ.
Ngoài ra, sự thay đổi về mặt cơ học và hormone trong cơ thể người phụ nữ có thai, phần nào làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống cơ xương khớp của cơ thể. Điều này càng làm tăng thêm các nguy cơ liên quan đến tình trạng vẹo cột sống. Bên cạnh đó, việc thai nhi lớn lên từng ngày cũng tạo thêm áp lực lớn lên cột sống, gây khó chịu và sự hạn chế vận động.
Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi phụ nữ bị vẹo cột sống có mang thai được không thì câu trả lời là có đối với với các trường hợp bị vẹo cột sống ở mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, việc mang thai vẫn có thể gây ra một số biến đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Đối với các trường bị vẹo cột sống ở mức độ nghiêm trọng, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với mẹ bầu và thai nhi như:
- Loãng xương và tăng nguy cơ bị gãy xương trong những tháng cuối của thai kỳ.
- Áp lực từ xương đè lên tim, khiến cho mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng khó thở và hay chóng mặt do thiếu oxy.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư vú hoặc ung thư máu.
- Tăng tỷ lệ sinh non hoặc tăng nguy cơ sảy thai.
- Trẻ sơ sinh có thể bị dị tật vẹo cột sống bẩm sinh.
Vì vậy, người bị vẹo cột sống trước khi quyết định mang thai, cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Bác sĩ chuyên sản phụ khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa cột sống sẽ đánh giá tình trạng vẹo cột sống của người mẹ và đưa ra lời khuyên. Đồng thời, bác sĩ cũng là người đồng hành, theo dõi suốt quá trình mang thai để đảm bảo mẹ và bé luôn trong trạng thái khỏe mạnh, ổn định.
![veo-cot-song-mang-thai-duoc-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/veo_cot_song_mang_thai_duoc_khong_2_0fabf7f722.jpg)
Một số lưu ý khi người bị vẹo cột sống mang thai
Đối với người bị vẹo cột sống khi mang thai sẽ cần chú ý và cẩn trọng hơn nhiều so với người bình thường. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần chú ý để quản lý thai kỳ cho người bị vẹo cột sống:
Tự chăm sóc sức khỏe
Duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối. Bên cạnh đó cần kết hợp tập một số bài yoga chữa vẹo cột sống theo hướng dẫn của các huấn luyện viên có chuyên môn, các môn thể thao nhẹ nhàng, hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là yếu tố quan trọng trong suốt thai kỳ để duy trì sức khỏe cho mẹ và bé, đồng thời giảm tối đa các yếu tố nguy cơ gây hại. Việc bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D hoặc các loại thực phẩm chức năng, multivitamin cho thai kì được các bác sĩ khuyến khích.
Ngoài ra, hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan trong suốt thời gian mang thai.
Thăm khám định kỳ
Thăm khám và theo dõi thai định kỳ là điều tất yếu, đặc biệt người bị vẹo cột sống mang thai lại cần được theo dõi một cách chặt chẽ hơn. Kết hợp với việc thăm khám và theo dõi thường xuyên của bác sĩ phụ sản hoặc bác sĩ chuyên khoa cột sống, giúp đảm bảo cả mẹ và bé đều đang khỏe mạnh và phát triển tốt.
![veo-cot-song-mang-thai-duoc-khong-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/veo_cot_song_mang_thai_duoc_khong_3_9cc450729f.jpg)
Kiểm soát triệu chứng đau mỏi của bệnh vẹo cột sống
Trong bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ, nếu cảm thấy đau, mệt, nhức mỏi nhiều phần cột sống, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và mức độ đau mà có các phương pháp giảm đau hiệu quả, an toàn cho mẹ và bé.
Như vậy thì câu trả lời cho thắc mắc vẹo cột sống có mang thai được không là hoàn toàn có thể mang thai bình thường. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vẹo cột sống, triệu chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại, các bác sĩ sẽ tư vấn về khả năng mang thai và cách theo dõi trong suốt thai kỳ. Thăm khám định kỳ và trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản phụ khoa và bác sĩ chuyên khoa cột sống giúp đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm: