Uống nước đậu đen có tốt cho thận không?

Uống nước đậu đen có tốt cho thận không là điều mà lâu nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nước đậu đen từ lâu đã được biết đến là biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và hiệu quả, song đối với chức năng hoạt động của thận thì uống nước đậu đen có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có lời giải đáp.

Tác dụng của đậu đen với thận 

Đậu đen hay còn được gọi là đỗ đen, ô đậu hay hắc đại đậu… được trồng rất phổ biến ở nước ta. Đây là một trong các loại đậu tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua. Theo nhiều nghiên cứu, trong hạt đậu đen chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là các chất vi lượng như phốt pho, canxi, các vitamin và axit amin như arginine, leucin, isoleucin… Không những vậy, chúng còn chứa các thành phần khác như chất chống oxy hóa, chất xơ… rất tốt cho sức khỏe. 

uống nước đậu đen có tốt cho thận không 1
Đậu đen có các thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe 

Đậu đen có vị ngọt, tính ôn, có công dụng thanh nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da… Đặc biệt, loại hạt này được Đông y quy thuộc hành Thủy, có liên quan mật thiết đến tạng thận. Vì thế, chúng được sử dụng để chữa thận yếu, tăng cường chức năng cho thận.

Việc sử dụng các bài thuốc dân gian chữa thận yếu bằng đậu đen cũng được khá nhiều người áp dụng. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa, các chất xơ, vitamin và khoáng chất trong đậu đen được nhiều nghiên cứu khẳng định là có tác dụng hiệu quả trong phòng ngừa lão hóa, chống ung thư, tiểu đường hoặc có thể sử dụng nước đậu đen giảm cân rất an toàn và hiệu quả. 

Uống nước đậu đen có tốt cho thận không?

Như vậy, với băn khoăn “uống nước đậu đen có tốt cho thận không” thì câu trả lời là có bạn nhé! Thận được cấu tạo từ các tế bào gọi là nephron. Khi thận gặp vấn đề, các tế bào này sẽ bị tổn thương khiến một phần nephron không còn chức năng, số còn lại sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thận. Do các tế bào này không phát triển thêm nên số tế bào còn lại sẽ phải tăng cường hơn nữa để đảm bảo hoạt động bình thường của thận. Từ đó, thận sẽ bị suy giảm chức năng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Do đó, bên cạnh các phương pháp Tây y, bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc Đông y từ đậu đen để hỗ trợ tăng cường hoạt động của thận. 

uống nước đậu đen có tốt cho thận không 2
Uống nước đậu đen có tốt cho thận không là băn khoăn của nhiều người 

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, trong trường hợp gặp phải bệnh suy thận, khi dùng nước đậu đen bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ thận niệu trước khi sử dụng các bài thuốc từ đậu đen, không dùng đậu đen để thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Lưu ý sử dụng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, tốt nhất nên dùng đậu đen xanh lòng, vỏ đen bóng, căng mịn, đều nhau, đảm bảo bảo đậu không bị hỏng hay sâu mọt để phát huy tối đa tác dụng bài thuốc. 
  • Khi nấu nước đậu đen, tuyệt đối không được bỏ đi phần vỏ bởi đây là bộ phận chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Bỏ vỏ đi đồng nghĩa với việc loại bỏ rất nhiều dưỡng chất có trong hạt đậu đen. 
  • Đậu đen có tính mát cao, do đó một số đối tượng không nên sử dụng đậu đen như người bị loét hành tá tràng, tiêu chảy mạn tính, người bị hư hàn, lạnh tay chân…
  • Kết hợp việc uống nước đậu đen và chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh, hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều muối, kali, bia rượu, chất kích thích… trong quá trình điều trị suy thận.
uống nước đậu đen có tốt cho thận không 3
Bạn nên chọn đậu đen xanh lòng, hạt căng tròn, chắc mẩy 

Bài thuốc tăng cường chức năng thận từ nước đậu đen 

Dưới đây là một số bài thuốc giúp tăng cường chức năng thận từ nước đậu đen mà nhiều người thường áp dụng và mang lại kết quả tốt. 

Nước đậu đen rang 

Uống nước đỗ đen rang là cách thức sử dụng phổ biến. Bài thuốc này không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thận mà còn thanh lọc cơ thể, khắc phục tình trạng mệt mỏi, mất ngủ. Nguyên liệu duy nhất bạn cần chuẩn bị là đậu đen xanh lòng có chất lượng tốt.

Cách thực hiện như sau: 

  • Trước hết, cần sơ chế đậu đen bằng cách loại bỏ các hạt sâu bệnh, hạt hỏng, sau đó đem đậu đen ngâm một lúc trong nước và rửa sạch, vớt ra để ở nơi thoáng mát cho ráo nước. 
  • Sau khi đậu đen khô, bạn đem chảo bắc lên bếp và đổ đậu đen vào để rang chín. Chú ý bật lửa nhỏ, đảo đều tay cho đến khi tất cả các hạt đậu chín đều, hơi ngả màu vàng, có mùi thơm ngậy. 
  • Bạn đợi đến khi đậu rang đã nguội thì đổ vào hộp kín và dùng dần. Mỗi ngày lấy ra một chút, hãm với nước ấm thành trà để uống. Kiên trì sử dụng bạn sẽ nhận thấy công dụng bất ngờ của đậu đen xanh lòng đối với sức khỏe đấy! 
uống nước đậu đen có tốt cho thận không 5
Các bước nấu nước đậu đen rang 

Nước đậu đen và rễ cỏ tranh

Một bài thuốc dân gian khác giúp tăng cường chức năng thận đó là kết hợp đậu đen và cỏ tranh để làm nước uống. Nếu đậu đen đem đến tác dụng thanh nhiệt giải độc thận thì rễ cỏ tranh góp phần chữa hiện tượng sưng phù tay chân nhờ việc giải phóng lượng nước dư thừa tích tụ trong cơ thể, giúp cho người suy thận lợi tiểu hơn. Do đó, đây là cách chữa suy thận khá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. 

Cách thực hiện bài thuốc này cũng rất đơn giản, bạn thực hiện theo các bước như sau:

  • Trước tiên, bạn cần đem sơ chế 2 liệu chính là đậu đen và cỏ tranh. Đậu đen cần được đãi sạch, loại bỏ các hạt lép, hư hỏng, sau đó rửa bằng nước và để khô ráo. Rễ cỏ tranh bạn đem ngâm cho hết bùn đất rồi rửa thật kỹ bằng nước sạch. 
  • Sau đó, bạn cho cả 2 nguyên liệu trên vào nồi, đổ thêm khoảng 1 lít nước lọc và sắc thật kỹ. Sau khi đã sắc xong, bạn gạn lấy phần nước để uống.
  • Nước đậu đen và rễ cỏ tranh sau khi đã sắc xong bạn có thể chia thành các bữa nhỏ để sử dụng. Thực hiện liên tục và đều đặn trong vài tháng, bạn sẽ cảm nhận được những tín hiệu tích cực từ cơ thể. 
uống nước đậu đen có tốt cho thận không 6
Kết hợp rễ cỏ tranh và đậu đen hỗ trợ điều trị bệnh thận rất tốt 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “uống nước đậu đen có tốt cho thận không” cũng như gợi ý những bài thuốc dân gian hỗ trợ chức năng thận từ đậu đen. Bên cạnh đó, bạn chú ý ăn uống điều độ, kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng bổ thận khác nếu cần theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe nhé! 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo