Uốn ván có ở đâu và điều trị như thế nào?

Theo một thống kê, bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao, mỗi năm số ca người chết vì căn bệnh này chiếm tới 60% những người mắc bệnh uốn ván. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong vì căn bệnh này, chúng ta phải xác định được uốn ván có ở đâu và cách điều trị như thế nào?

1. Ổ chứa nguồn bệnh uốn ván có ở đâu?

Vi khuẩn uốn ván có mặt ở mọi nơi và gây bệnh tản phát ở các nước trên thế giới. Cụ thể, trực khuẩn uốn ván có ở đâu? Chúng ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với chất thải của súc vật và không được tiêm phòng đầy đủ, bệnh uốn ván thường gặp nhiều hơn. Ở hầu hết các nước công nghiệp, bệnh hiếm gặp mang tính tản phát.

Ổ chứa:

  • Trực khuẩn uốn ván có ở đâu? Chúng tồn tại trong ruột của súc vật, nhất là trong ruột các đại gia súc ăn cỏ như ngựa, trâu, bò… Thậm chí, mầm bệnh uốn ván có ở đâu, chúng có thể có cả ở người, tại đây vi khuẩn cư trú một cách bình thường, không gây bệnh.
  • Nha bào uốn ván có ở đâu?  Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong đất và các đồ vật bị nhiễm phân súc vật hoặc phân người. Nha bào này có mặt ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên và gây nhiễm cho tất cả các loại vết thương của chúng ta.
Uốn ván có ở đâu và điều trị như thế nào? 1Nha bào uốn ván có thể dễ dàng tìm thấy ở đất, phân vật nuôi

2. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân chính là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào trực khuẩn có hình dùi trống. Vi khuẩn uốn ván chết ở 56°C, nhưng nha bào uốn ván rất bền vững.

Nha bào uốn ván có ở đâu? Chúng tồn tại trong đất và vẫn còn khả năng gây bệnh uốn ván sau 5 năm. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8-10 tiếng. Nha bào chết sau khi đun sôi 30 phút.

Ở Việt Nam, mầm bệnh uốn ván có ở đâu? Chúng xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh trong cả nước. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh nước ta được triển khai từ năm 1992.

Trong giai đoạn 1996-2000, tỷ lệ mắc Uốn ván sơ sinh trung bình năm của cả nước là 0,13/1000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ UVSS theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc Uốn ván sơ sinh là dưới 1/1000 trẻ đẻ sống.

3. Quá trình bệnh uốn ván

Thời gian ủ bệnh: Thông thường là từ 5-21 ngày. Cũng có thể từ 1 ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào độ lớn và vị trí của vết thương. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày. Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn, bệnh cũng nặng hơn và tiên lượng xấu hơn.

Thời kỳ lây truyền: Bệnh uốn ván xảy ra tản phát đối với những người chưa được miễn dịch đầy đủ do ngẫu nhiên bị nhiễm nha bào uốn ván. Đây là bệnh nhiễm khuẩn không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác.

Phương thức lây truyền: Trực khuẩn uốn ván có ở đâu? Chúng  ở vùng bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn.

Uốn ván có ở đâu và điều trị như thế nào? 2Trực khuẩn uốn ván lây nhiễm từ ổ chứa là vật nuôi qua các vết thương hở của người

Đôi khi, là do phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván uốn ván có ở đâu? Là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh. Sau đó, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván rốn.

4. Những biện pháp điều trị bệnh uốn ván và biện pháp chống dịch đặc hiệu

Cách điều trị, xử lí vết thương bệnh uốn ván

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh uốn ván bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, giải độc, ngăn chặn và điều trị những cơn co giật cơ cho bạn, bao gồm:

  • Tất cả các vết thương đều phải được rửa sạch và tách bỏ mô chết. Dùng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn.
  • Người bệnh sẽ được tiêm phòng loại thuốc kháng độc: globulin miễn dịch với uốn ván người để giải độc.
  • Thuốc diazepam và thuốc an thần sẽ giúp kiểm soát những cơn co giật.
  • Nếu bạn bị cứng hàm, khó nuốt và co giật cơ, bạn có thể cần máy thở.
  • Đảm bảo thông khí, chống suy hô hấp
  • Điều trị các triệu chứng khác như cân bằng nước và điện giải; cung cấp dinh dưỡng đảm bảo năng lượng; chống nhiễm toan và trợ tim mạch hay chống rối loạn thần kinh thực vật…
  • Chăm sóc hộ lý, điều dưỡng thường xuyên.
Uốn ván có ở đâu và điều trị như thế nào? 3Bạn sẽ được tiêm phòng loại thuốc kháng độc :globulin miễn dịch với uốn ván người để giải độc.

Bệnh uốn ván uốn ván có ở đâu? Thời gian bệnh kéo dài bao lâu? Bệnh có thể kéo dài 2 đến 3 tháng. Việc hồi phục hoàn toàn có thể mất 4 tháng và quá trình vật lý trị liệu sẽ giúp cơ khỏe mạnh lại.

Biện pháp chống dịch uốn ván:

Khi 1 ca uốn ván sơ sinh xảy ra cần phải thực hiện các biện pháp chống dịch ngay:

  • Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho tất cả phụ nữ có thai trong xã kể cả người mẹ của đứa trẻ.
  • Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho chị em ở tuổi sinh đẻ (15 - 35 tuổi), tối thiểu là trong thôn/bản hoặc toàn xã nếu thuộc nơi nguy cơ cao.
  • Trao đổi với người đỡ đẻ về vấn đề vệ sinh đẻ sạch.
  • Tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về  bệnh uốn ván có ở đâu, cách thức lây nhiễm để tránh việc mắc phải bệnh
  • Không cần phải cách ly bệnh nhân, xử lý môi trường, xử lý người tiếp xúc, xử lí nguồn chứa uốn ván có ở đâu là điều quan trọng nhất.

Trước khi chữa trị bệnh uốn ván, chúng ta phải biết được bệnh uốn ván có ở đâu, ổ chứa và triệu chứng bệnh để kịp thời điều trị. Việc quan trọng tiếp theo nữa là chúng ta có ý thức tuyên truyền biện pháp phòng tránh bệnh uốn ván để giúp người thân và người xung quanh, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Thanh Hoa



Chat with Zalo