Ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Ung thư đại tràng sống được bao lâu? Bài viết bên dưới sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn cũng như cung cấp một số thông tin về bệnh ung thư đại tràng.
Cách tính tỷ lệ sống sau 5 năm ung thư
Tỷ lệ sống sót là tỷ lệ phần trăm người mắc ung thư cùng loại và giai đoạn ung thư có thể sống trong thời gian bao lâu. Đa phần nó được tính sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán ung thư. Tỷ lệ sống sót cho biết một người mắc bệnh ung thư sống chính xác được bao lâu, giúp ước chừng khả năng thành công của điều trị.
Ví dụ, tỷ lệ sống sót tương đối trong vòng 5 năm với giai đoạn ung thư đại tràng là 80% có nghĩa là những người mắc ung thư đại tràng cùng giai đoạn có khả năng sống sau 5 năm, trung bình khoảng 80% so với người không mắc bệnh.
Tỷ lệ sống sau 5 năm được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đưa ra dựa vào thông tin cơ sở dữ liệu SEER do Viện Ung thư Quốc gia duy trì. Dựa trên mức độ di căn của ung thư, cơ sở dữ liệu SEER đã theo dõi tỷ lệ sống sót trong 5 năm ở bệnh nhân ung thư đại tràng ở Hoa Kỳ. SEER phân nhóm bệnh ung thư thành các giai đoạn khu trú, khu vực và xa:
- Giai đoạn ung thư khu trú: Đây là giai đoạn không có dấu hiệu cho thấy ung thư lan ra ngoài đại tràng hay trực tràng.
- Giai đoạn ung thư khu vực: Tế bào ung thư lan ra bên ngoài trực tràng hay đại tràng đến hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn ung thư xa: Tế bào ung thư đã di căn đến bộ phận xa trong cơ thể như gan, phổi, các hạch bạch huyết ở xa.
Ung thư đại tràng ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Ung thư đại tràng sống được bao lâu?
“Bệnh nhân mắc ung thư đại tràng sẽ sống được bao lâu?” là câu hỏi mà nhiều người muốn tìm câu trả lời. Tỷ lệ sống sót của ung thư đại tràng sau 5 năm là khoảng trung bình 64%. Tỷ lệ sống sót theo từng giai đoạn ung thư đại tràng sau 5 năm được ước tính như sau:
- Giai đoạn ung thư khu trú là 91%.
- Giai đoạn ung thư khu vực là 72%.
- Giai đoạn ung thư xa là 14%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng tỷ lệ sống sót của ung thư đại tràng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống sót của ung thư đại tràng. Theo nghiên cứu, một số yếu tố dưới đây được xác định là ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư trực tràng và đại tràng như:
- Dấu hiệu xâm lấn thần kinh đáy chậu, tuổi tác, di căn xa, tắc nghẽn và di căn hạch vùng,... là những yếu tố tiên lượng về ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư.
- Tình trạng xâm lấn dây thần kinh tầng sinh môn, di căn xa.
Việc phát hiện sớm ung thư đại tràng sẽ giúp hiệu quả điều trị, tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân ung thư đại tràng.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống sót của ung thư đại tràng
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư đại tràng
Một người mắc bệnh ung thư đại tràng cần một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ các thực phẩm tương tự như các bệnh nhân mắc ung thư khác. Khẩu phần ăn được nhiều bác sĩ khuyến khích để giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn, chống táo bón là phải bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.
Ngoài ra, các nhóm thịt, trứng, cá cũng cần thiết trong khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư đại tràng vì nó giúp bổ sung protein, vết thương mau lành hơn, bù các khối cơ bị mất do sụt cân vì ung thư hay vì các phương pháp điều trị bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, chế độ ăn có nhiều thịt đỏ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Tuy nhiên, thịt đỏ không được chứng minh rằng làm tăng mức độ ung thư ở bệnh nhân ung thư. Chính vì thế, thịt đỏ vẫn cần thiết cho việc bổ sung thêm protein, sắt, dưỡng chất cần thiết để giúp tăng cường đề kháng cho bệnh nhân. Bạn chỉ nên sử dụng thịt đỏ ở mức vừa phải, không ăn quá nhiều và hạn chế ăn thịt nướng, ướp muối, chiên, tái sống hay đóng hộp.
Bên cạnh đó, các tinh bột, đạm, đường cần duy trì đầy đủ cho cơ thể. Để biết hàm lượng bổ sung các chất dinh dưỡng bao nhiêu là đủ, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ sinh dưỡng về tình trạng bệnh để được tư vấn hàm lượng phù hợp.
Một số loại đồ uống, thực phẩm mà bệnh nhân ung thư đại tràng không nên sử dụng đó là:
- Rượu bia, thuốc lá, nước ngọt, đồ uống có cồn và cafein.
- Một số đồ ăn chua, cay, các loại gia vị như tiêu, ớt, chanh.
- Thực phẩm lên men như dưa muối, cá, tôm ngâm chua.
- Các loại mắm, thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, thịt hun khói.
- Đồ sống như sushi, rau sống, sữa chua tiệt trùng, gỏi sống,...
Ung thư đại tràng cần một chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Ung thư đại tràng thường xảy ra ở độ tuổi trên 60 tuổi, đặc biệt càng dễ xảy ra hơn nếu gia đình có tiền sử bị mắc ung thư ruột kết, đái tháo đường, béo phì,... Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 thì cần phải đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp