Tụt huyết áp có nên uống nước đường không? Nên uống gì?
Tụt huyết áp là tình trạng thường gặp ở cả những người trẻ tuổi và lớn tuổi. Tụt huyết áp khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đồng thời kéo theo những biến chứng nguy hiểm về tim mạch. Bởi vậy, nhiều người thường coi ly nước đường như một giải pháp “chữa cháy”, có khả năng xử lý tình trạng hạ huyết áp một cách cấp tốc. Quan niệm này có đúng hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Tụt huyết áp có nên uống nước đường không?
Theo các bác sĩ của Bệnh viện 108, hạ đường huyết lâm sàng phổ biến nhất ở các bệnh nhân mắc căn bệnh đái tháo đường. Người bệnh có thể bị tụt huyết áp bởi những nguyên nhân như: Thời gian ăn uống thất thường, ăn quá ít, sử dụng quá liều insulin, tập thể dục quá mức, uống quá nhiều rượu hoặc suy thận,...
Tựu chung lại, tụt huyết áp thường đến từ nguyên nhân thiếu hụt đường huyết trong máu. Nếu thử trên máy đo đường huyết mà nồng độ nhỏ hơn 70mg/dL, bệnh nhân tụt huyết áp hoàn toàn có thể uống một cốc nước đường để bổ sung lại lượng glucose thiếu hụt. Ngoài nước đường, người bệnh có thể bổ sung thêm trà đường, nước ngọt, bánh kẹo ngọt,... cũng cho tác dụng nâng cao huyết áp hiệu quả.
![Tụt huyết áp có nên uống nước đường không? Nên uống gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tut_huyet_ap_co_nen_uong_nuoc_duong_khong_nen_uong_gi3_7407b70e76.jpg)
Các loại thức uống chữa tụt huyết áp hiệu quả
Khi huyết áp bị xuống thấp, điều quan trọng nhất là cần tìm ra cách xử lý kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. 9 loại đồ uống dễ làm sau đây sẽ là gợi ý tốt nhất cho bản khi rơi vào tình trạng tụt huyết áp đột ngột.
Trà gừng
Trà gừng là loại thức uống mà hầu hết mọi người đều chọn lựa khi bị hạ huyết áp. Gừng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể và chống nôn, giúp giảm nhanh cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Cách làm cũng vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần thái gừng thành lát mỏng rồi hãm với nước sôi, thêm mật ong và đường vào rồi uống khi còn ấm.
Nước muối
Nếu không có đường, bạn có thể chọn muối làm nguyên liệu thay thế. Muối chứa natri có tác dụng tăng áp suất thẩm thấu của máu khiến nước đi vào trong lòng mạch, dẫn đến tăng huyết áp nhanh chóng. Đó chính là lý do mà các bác sĩ khuyên người bệnh tụt huyết áp nên ăn mặn hơn.
![Tụt huyết áp có nên uống nước đường không? Nên uống gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tut_huyet_ap_co_nen_uong_nuoc_duong_khong_nen_uong_gi1_900981d1c8.jpeg)
Trà cam thảo
Một nghiên cứu tại Đại học Anh đã chỉ ra rằng, trong rễ cam thảo có chứa acid glycyrrhizic có khả năng kích thích sản sinh hormone mineralocorticoid làm tăng giữ muối nước trong cơ thể. Từ đó, làm co mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp. Do đó, khi bị tụt huyết áp, bạn nên thưởng thức ngay một cốc trà cam thảo để ổn định huyết áp.
Cà phê
Hoạt chất cafein trong cà phê có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tăng nhịp tim, co mạch máu. Bởi vậy, giúp cải thiện chỉ số huyết áp nhanh chóng. Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê cũng không tốt cho sức khỏe nên bạn không nên lạm dụng phương pháp này thường xuyên.
Cacao nóng
Uống ngay một cốc cacao nóng khi bị tụt huyết áp là giải pháp hiệu quả nhanh chóng mà bạn nên thử nghiệm. Tương tự như nước đường, trong cacao hoặc socola có chứa một lượng đường rất lớn, đủ để bù đắp vào sự thiếu hụt đường glucose trong máu. Điều này giúp bệnh nhân cảm thấy được bổ sung năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
![Tụt huyết áp có nên uống nước đường không? Nên uống gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tut_huyet_ap_co_nen_uong_nuoc_duong_khong_nen_uong_gi4_2b2473109d.jpg)
Trà húng quế
Hãm lá húng quế với nước sôi và uống hàng ngày có tác dụng nâng cao huyết áp từ từ. Lá húng quế giàu chất khoáng magie và vitamin C, có tác dụng điều hòa huyết áp và giảm cholesterol trong máu hiệu quả.
Nước sâm
Nhân sâm có tác dụng thúc đẩy nâng cao khí huyết, tăng cường chức năng tim mạch và ổn định huyết áp. Do đó, khi bị tụt huyết áp, bạn nên uống ngay một cốc nước sâm để giảm mệt mỏi, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.
Nước sắc đương quy
Các hoạt chất sinh học chiết xuất từ thảo dược đương quy có tác dụng điều hòa hệ thần kinh thể dịch, nâng cao huyết áp tự nhiên bền vững. Ngoài ra, đương quy còn có khả năng nâng cao hồng cầu, kích thích tủy xương, cải thiện chất lượng và số lượng máu. Nhờ đó, giảm nhanh các triệu chứng điển hình do tụt huyết áp gây nên.
Nước nho khô
Nho khô không chỉ giàu chất sắt tốt cho máu mà còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của tuyến thượng thận để điều hòa huyết áp ổn định. Để làm ra loại nước uống này, bạn lấy một nắm nho khô ngâm trong nước ấm, chờ 15 phút cho nước phai vị ngọt từ quả và uống nước, ăn phần quả đã ngâm. Từ đó, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt sẽ được điều trị dễ dàng.
![Tụt huyết áp có nên uống nước đường không? Nên uống gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tut_huyet_ap_co_nen_uong_nuoc_duong_khong_nen_uong_gi2_7cbbd0a129.jpg)
“Tụt huyết áp có nên uống nước đường không?”, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Ngoài nước đường, bạn có thể áp dụng thêm 9 loại nước chữa tụt huyết áp cấp tốc mà vẫn an toàn, hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp bên trên để xử lý kịp thời căn bệnh của mình nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp