Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? Cách phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh

Thụt tháo là một trong những cách được áp dụng trong điều trị táo bón. Tuy nhiên, vì thụt tháo là phương pháp tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa của trẻ mà cụ thể là ống hậu môn nên bố mẹ cần phải hiểu thật rõ đây là phương pháp như thế nào, cách thực hiện cũng như biến chứng của nó ra sao. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số kiến thức về thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón, đồng thời giúp bố mẹ trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không. Cùng tham khảo nhé.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không?

Táo bón là một tình trạng rối loạn của đường tiêu hóa với các biểu hiện như giảm số lần đi ngoài hoặc đau khi đi ngoài. Việc đi ngoài khó khăn làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ.

Trẻ thường xuyên bứt rứt, quấy khóc, biếng ăn đặc biệt là khi trẻ muốn đi ngoài nhưng lại không đi được. Trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng, đau đớn và mất rất nhiều thời gian cho mỗi lần đi ngoài. Những điều này làm cho phần lớn bố mẹ đều muốn giải quyết tình trạng táo bón của con một cách nhanh nhất thông qua việc thụt hậu môn cho trẻ để đưa phần ra ngoài.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? Một số cách phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh 1
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ bỉm sữa đặt ra

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng phần lớn nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo bón là do nhu động ruột của trẻ hoạt động chưa tốt, đặc biệt đối với những trẻ bú sữa công thức thì loại sữa trẻ đang uống cũng có thể là một trong những lý do dẫn đến tình trạng này.

Vì vậy, theo lời khuyên của các bác sĩ, khi trẻ sơ sinh bị táo bón việc đầu tiên bố mẹ cần làm là thay đổi thói quen cho con như tìm loại sữa thích hợp hơn đối với trẻ bú sữa công thức hoặc chủ động giúp trẻ tăng nhu động ruột, dãn mở các cơ để tống xuất phân dễ dàng hơn qua việc massage bụng cho trẻ.

Khi đã thử quá tất cả phương pháp nhưng vẫn không có hiệu quả thì nhiều gia đình nghĩ đến việc thụt hậu môn để trẻ không còn bị táo bón nữa, mục đích của việc thụt hậu môn là:

  • Giúp làm mềm phân, làm tăng nhu động ruột.
  • Làm dãn các cơ thành ruột và tăng hoạt động co bóp hỗ trợ tống xuất phân ra ngoài.
  • Làm sạch hiệu quả và nhanh chóng đại tràng, trực tràng trong trường hợp ứ phân cấp tính.

Bên cạnh những lợi ích kể trên, thụt hậu môn vẫn tìm ẩn một số tai biến gây nguy hiểm cho trẻ:

  • Tổn thương, chảy máu thành hậu môn, gây cảm giác bỏng rát và khó chịu cho trẻ.
  • Trường hợp nặng hơn có thể làm mất phản xạ đi tiêu tự nhiên của trẻ.
  • Lạm dụng thuốc thụt hậu môn trong thời gian dài còn có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc.

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh như thế nào là an toàn?

Như phần trên chúng tôi có đề cập, thụt hậu môn tuy là một kĩ thuật không quá khó, bố mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà cho trẻ. Nhưng để hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có cho con, bố mẹ cũng cần tìm hiểu phương pháp thụt hậu môn như thế nào là an toàn.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? Một số cách phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh 2
Bố mẹ cần tuyệt đối cẩn thận và tuân theo quy trình thụt rửa hậu môn để đảm bảo an toàn

Về thuốc thụt hậu môn, đây là thuốc có công dụng làm mềm phân từ đó giúp quá trình tống xuất phân được trơn tru hơn. Có 3 loại thuốc thụt hậu môn cho trẻ đang được sử dụng phổ biến là thuốc chứa dầu khoáng, thuốc chứa muối khoáng và thuốc chứa photphat. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất cho trẻ.

Về cách thụt hậu môn an toàn, mẹ cần thực hiện như sau:

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết trước khi thực hiện

Khâu chuẩn bị dụng cụ mặc dù đơn giản, nhưng mẹ không nên chủ quan vì nếu chuẩn bị dụng cụ không tốt thì khâu tiếp theo khi thụt tháo cho trẻ bố mẹ sẽ vô cùng luống cuống và có thể làm tổn thương trẻ.

  • Thuốc thụt hậu môn cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ;
  • Một cốc nước ấm;
  • Hai đôi găng tay (một đôi sử dụng, một đôi dự phòng);
  • Dụng cụ đựng chất thải.

Các bước tiến hành thụt hậu môn cho trẻ

Để đảm bảo quá trình thụt hậu môn được diễn ra an toàn, bố mẹ cần thực hiện thật chính xác và cẩn thận từng bước như sau:

  • Bước 1: Cho trẻ nằm nghiêng về bên trái, giữ đầu gối gập lại, hai tay buông lỏng hoặc gập. Hạ thấp phần đầu và ngực của trẻ về trước sao cho tay trái áp vào mặt trái tạo tư thế thoải mái nhất.
  • Bước 2: Lấy ống thuốc thụt hậu môn đã chuẩn bị sẵn, đặt vào lỗ hậu môn của trẻ. Sau đó, bóp mạnh ống thuốc tạo lực đẩy hết thuốc vào ống hậu môn.
  • Bước 3: Sau khi thuốc đã được đẩy vào hết, mẹ rút ống thuốc ra và nhanh chóng dùng tay bóp nhẹ hậu môn để thuốc không tràn ra ngoài. Giữ bé nằm yên ở vị trí như thế, 2 - 5 phút sau trẻ sẽ bắt đầu có phản xạ đi ngoài.
  • Bước 4: Sau khi trẻ đã đi ngoài xong, mẹ dùng nước ấm vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn cho trẻ.

Những lưu ý khi dùng thuốc thụt táo bón cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần lưu ý một vài vấn đề xung quanh việc thụt táo bón cho trẻ như sau:

  • Khi trẻ bị táo mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để loại trừ những bệnh lý nguy hiểm có thể gây nên táo bón cho trẻ như tắc ruột. Nếu tình trạng táo bón của trẻ không phải do bệnh lý mà chỉ đơn thuần là do chế độ sinh hoạt thì mẹ cũng cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc thụt rửa cho trẻ.
  • Thuốc thụt hậu môn có thể gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ. Vì vậy khi bơm thuốc, mẹ và bố cần trấn an trẻ bằng cách dỗ dành hoặc phân tán sự chú ý của trẻ.
  • Trong một số trường hợp việc đưa thuốc vào hậu môn sẽ gặp khó khăn, khi đó mẹ có thể dùng thêm một ít gel hoặc dầu bôi trơn. Nếu vẫn không thể đưa thuốc vào, mẹ nên dừng lại, tìm một tư thế thích hợp hơn, tuyệt đối không cố gắng dùng sức vì sẽ làm tổn thương vùng hậu môn của trẻ.
  • Thuốc thụt hậu môn nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tình trạng phụ thuộc thuốc. Do đó, việc thụt hậu môn chỉ nên là cách cuối cùng nếu tình trạng táo bón của trẻ vẫn không cải thiện sau nhiều phương pháp được áp dụng.
  • Sau khi thụt hậu môn, mẹ cần theo dõi phản ứng của trẻ cũng như quan sát da vùng hậu môn. Nếu trẻ tỏ ra khó chịu, và vùng hậu môn bị trầy xước hay chảy máu, mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? Một số cách phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh 3
Nếu vùng hậu môn của trẻ bị tổn thương sau thụt rửa, cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám

Một số cách phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa táo bón cho trẻ mẹ có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Sữa mẹ có một bảng thành phần các chất rất cân đối nên phần lớn trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đều rất ít bị táo bón. Ngược lại trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón, sữa công thức với hàm lượng các chất không được tương xứng như sữa mẹ nên rất dễ làm cho trẻ bị táo bón. Chính vì vậy, bạn cần cố gắng tạo điều kiện để trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm tháng đầu đời nhé.
  • Hằng ngày, mẹ nên massage vùng bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ làm dãn mở các cơ từ đó giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
  • Đối với trẻ đã đủ tháng để ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ như rau củ, trái cây vào khẩu phần ăn cho trẻ. Đồng thời cho trẻ uống đủ nước để phân được làm mềm và tống xuất trơn tru hơn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? Một số cách phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh 4
Massage bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích nhu động ruột giúp trẻ đi ngoài dễ dàng

Tóm lại, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và cũng có rất nhiều cách để giải quyết. Bố mẹ không nên vì quá lo lắng mà chọn những phương pháp không phù hợp làm ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa của trẻ về sau. Việc trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng đây chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi những biện pháp khác không có hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ các thông tin cho vấn đề trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không mà bạn đang tìm kiếm. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết và Hà An Pharmacy tin rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trên hành trình làm bố mẹ của mình.

Xem thêm: 



Chat with Zalo