Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Nguyên nhân và cách xử lý
Vì hệ miễn dịch còn khá yếu và hệ hô hấp chưa được hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các tình trạng như ho, sốt, nghẹt mũi,... Vậy khi bé bị nghẹt mũi cha mẹ nên xử lý thế nào và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Hãy cùng theo theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè
Khi bị nghẹt mũi, trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc khiến cho cha mẹ không khỏi lo lắng. Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể có cách xử lý và chăm sóc bé tốt nhất thì các bậc phụ huynh cần xác định rõ nguyên nhân trước.
Vi khuẩn xâm nhập: Vì trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng kém nên rất dễ bị vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào cơ thể. Khi bị nhiễm virus trẻ sẽ dễ gặp tình trạng nghẹt mũi, do đó, cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để có cách xử lý kịp thời.
Dị ứng: Nhiệt độ thay đổi đột ngột vào thời điểm giao mùa cũng có thể khiến cho trẻ bị nghẹt mũi vì không kịp thích nghi với thời tiết. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến việc trẻ bị dị ứng như không: Khí trong phòng ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, do khói thuốc lá, phấn hoa, mùi hương lạ,... Thông thường, tình trạng bị nghẹt mũi do dị ứng sẽ tự hết sau 1 tuần nếu cha mẹ biết chăm sóc đúng cách.
Có chất nhầy trong khoang mũi: Trong khoang mũi của bé chứa sẵn các chất nhầy khi còn trong bụng mẹ, lúc trẻ ra đời cần lấy các chất nhầy ra ngoài để khoang mũi được thông thoáng, sạch sẽ và dễ thở hơn. Nếu chất nhầy bị lấy sót trong mũi thì sẽ khiến bé dễ bị nghẹt mũi và làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Rất khó để xác định trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi trong khoảng thời gian bao lâu thì hết? Điều này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Nguyên nhân gây nghẹt mũi, thế chất của trẻ và cách chăm sóc của phụ huynh,...
Thông thường, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do tác nhân là dị ứng thời tiết hoặc do bị kích ứng bởi một số yếu tố bên ngoài, thì thời gian để tình trạng chấm dứt sẽ từ 5 đến 7 ngày. Còn trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do bệnh lý, thì thời gian khôi phục sẽ lâu hơn và còn tùy thuộc vào chế độ chăm sóc của cha mẹ cũng như những diễn biến của bệnh.
Đặc biệt, trong trường hợp bé bị nghẹt mũi kèm theo sốt, ho thậm chí nôn trớ,... cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm tại vì khả năng cao bé đã bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi,... và một số bệnh nguy hiểm khác. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Cách xử lý tình trạng trẻ bị nghẹt mũi
Khi đã nắm được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và thở khò khè thì điều cha mẹ nên làm là tìm hiểu những cách chăm sóc bé phù hợp, chẳng hạn:
Sử dụng tinh dầu tràm: Cha mẹ có thể dùng tinh dầu tràm để ngăn ngừa cảm lạnh, chống viêm, giảm phù nề đường hô hấp cho bé vì trong tinh dầu có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, sát khuẩn vô cùng hiệu quả. Cách dùng khá đơn giản, cha mẹ chỉ cần thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, lưng, ngực của bé và massage nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết, từ đó tình trạng nghẹt mũi sẽ được cải thiện đáng kể.
Hút dịch mũi cho bé: Các mẹ nên dùng các dụng cụ hút mũi đã được Bộ y tế cấp phép sử dụng để hút chất nhầy trong mũi của bé ra ngoài. Điều này sẽ giúp cho đường thở của bé thông thoáng và dễ hô hấp hơn. Cha mẹ tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi vì không đảm bảo vệ sinh, đồng thời có thể lây nhiễm mầm bệnh.
Sử dụng nước muối sinh lý: Cha mẹ nên thường xuyên rửa mũi sạch sẽ cho bé bằng nước muối để làm loãng chất nhầy có trong khoang mũi của bé. Chỉ cần nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối vào hốc mũi tình trạng nghẹt mũi của bé sẽ cải thiện đáng kể. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể dùng các sản phẩm khác như Tengeri, Humer, Xisat,... để giúp bé mau chóng phục hồi sức khỏe.
Ngoài những phương pháp trên cha mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, giữ ấm cho trẻ để tránh khỏi các tác nhân của thời tiết, môi trường. Nên lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường khác. Không áp dụng các mẹo dân gian khi chưa hiểu rõ hoặc không có sự kiểm chứng từ y học và đặc biệt là không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là bài viết giúp phần nào giải đáp cho câu hỏi "Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?". Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, cha mẹ cần học hỏi thêm nhiều kiến thức để có thể xử lý một cách khoa học, hiệu quả. Chúc gia đình và các bé có thật nhiều sức khỏe.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp