Trẻ nhỏ đái dầm không nên ăn gì?

Đái dầm ở trẻ nhỏ vừa có thể khiến các bé tự ti xấu hổ, vừa có thể dẫn đến một số bệnh lý về đường tiết niệu. Vậy trẻ đái dầm không nên ăn gì? Hãy tham khảo danh sách các thực phẩm nên kiêng kỵ dưới đây để bé hạn chế đái dầm bạn nhé!

Đái dầm ở trẻ được chia làm mấy loại?

Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán đái dầm ở trẻ. Tuy nhiên, đái dầm ở trẻ có thể được chia thành hai loại:

  • Đái dầm tiên phát: Trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày nhưng lại không thể kiểm soát được cơn buồn tiểu vào ban đêm ít nhất là 6 tháng. Đây là kiểu đái dầm phổ biến ở các bé.
  • Đái dầm thứ phát: Ít nhất trong vòng 6 tháng, trẻ không đái dầm nhưng sau đó lại bị tái phát đái dầm. Cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khiến trẻ bị đái dầm thứ phát.

Trẻ nhỏ đái dầm không nên ăn gì? 1

Đái dầm ở trẻ có thể được chia thành hai loại

Nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ

Như đã nói ở trên, đái dầm tiên phát là dạng đái dầm thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ dù đã bước vào lứa tuổi dậy thì nhưng vẫn còn đái dầm. Tình trạng đái dầm nguyên phát có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

  • Những kỹ năng cần thiết cho hệ bài tiết ở bé phát triển chậm, từ đó khiến tình trạng đái dầm xuất hiện. Khi bàng quang tích đầy nước, cơ thể của bé không thể giữ nước tiểu đến sáng. Tín hiệu từ bàng quang sẽ được gửi đến não để bé dậy và đi vệ sinh. Tuy nhiên, bởi vì bé chưa được học những kỹ năng này nên bàng quang không thể kiểm soát, dẫn đến tình trạng đái dầm.
  • Do bé ngủ quá sâu: Khi bé ngủ sâu quá, não của trẻ sẽ bỏ lỡ tín hiệu buồn tiểu do bàng quang đầy nước gửi đến.
  • Khi tắm trẻ mải chơi đùa mà quên mất việc đi vệ sinh, từ đó dẫn đến trẻ thường hay mắc tiểu vào ban đêm.
  • Cơ thể của bé không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH) dẫn đến nước tiểu được sản xuất nhiều hơn. Tình trạng đái dầm sẽ xảy ra bởi bé chưa được học cách kiểm soát bàng quang.
  • Do bàng quang của trẻ bị dị tật bẩm sinh.
  • Do bé bị yếu tố di truyền: Nếu cả bố và mẹ có bệnh đái dầm thì nguy cơ con bị đái dầm sẽ là 77%, 44% nếu bố hoặc mẹ bị đái dầm. Nếu bố mẹ không bị đái dầm thì trẻ chỉ có 14% bị đái dầm.

Khi phát hiện trẻ đái dầm, không nên la mắng bé vì như vậy sẽ làm cho tình trạng thêm nặng hơn, thậm chí ảnh hưởng tâm lý con trẻ.

Trẻ nhỏ đái dầm không nên ăn gì? 2

Trẻ thường xuyên lo lắng sẽ dễ bị đái dầm

Hơn nữa, không chỉ có trẻ nhỏ mới bị đái dầm, nhiều trẻ dậy thì vẫn rơi vào trường hợp này. Lúc này nguyên nhân gây đái dầm thứ phát là do:

  • Bàng quang của con nhỏ: Đối với bàng quang nhỏ, khả năng giữ nước sẽ thấp hơn so với những người có bàng quang lớn hoặc bình thường. Bên cạnh đó, con trẻ mất khả năng kiểm soát bàng quang có thể là do co thắt bàng quang.
  • Đái dầm ở các bé bước vào tuổi dậy thì có thể là do cơ thể có nhiều sự thay đổi về hormone nên làm ảnh hưởng đến hormone ADH, từ đó làm cho ban đêm nước tiểu được sản xuất nhiều hơn dẫn đến đái dầm.
  • Khi sức khỏe của trẻ có vấn đề như trẻ bị tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu.... cũng đều khiến cho trẻ đi tiểu nhiều cả ban ngày và ban đêm.
  • Tâm trạng lo lắng, căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị đái dầm. Nếu tình trạng này kéo dài, đái dầm sẽ ngày càng thêm trầm trọng.
  • Hạn chế cho bé uống cafe trước khi đi ngủ vì caffeine trong thức uống này sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn.
  • Hệ thần kinh của trẻ có vấn đề nên dễ gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ.

Trẻ đái dầm không nên ăn gì?

Trẻ nhỏ nên tránh ăn những thực phẩm sau để giảm bớt tình trạng đái dầm:

Các thực phẩm cay

Những thực phẩm hay thức ăn cay có thể làm kích thích bàng quang ở một số người, đặc biệt là trẻ em. Thêm nữa, ăn cay thường xuyên sẽ khiến trẻ uống nhiều nước để làm dịu cơn cay, vì vậy trẻ sẽ rất dễ buồn tiểu nhiều lần nếu ăn các món cay vào buổi tối.

Sữa chua

Mặc dù sữa chua được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng và rất được các bé yêu thích, tốt cho hệ tiêu hóa nhờ bổ sung các lợi khuẩn Probiotics. Tuy nhiên, sữa chua cũng là một dạng thức uống nên có thể làm mát cơ thể, từ đó nếu sử dụng nhiều vào buổi tối sẽ làm kích thích trẻ đi tiểu nhiều hơn. Nếu trẻ đang gặp vấn đề về đái dầm thì uống sữa chua sẽ khiến tình trạng càng tệ hơn.

Các loại quả họ cam, quýt

Các loại quả thuộc họ cam quýt rất giàu acid nên có thể gây kích thích bàng quang. Những trái cây có múi hay dứa cũng làm bàng quang hoạt động quá mức. Vì vậy, hạn chế cho trẻ uống nước cam chanh hay ăn các loại hoa quả có tính acid cao sau 18h để giảm thiểu tình trạng đái dầm một cách tối đa.

Trẻ nhỏ đái dầm không nên ăn gì? 3

Cam giàu acid có thể khiến bé đái dầm nhiều hơn

Nước ngọt, caffein và chocolate

Cafeine là một chất lợi tiểu và kích thích bàng quang tăng tiết nước tiểu mạnh mẽ. Vì thế nên hạn chế cho trẻ uống các đồ uống chứa caffein, nước ngọt có ga vào buổi chiều và buổi tối. Kể cả những thực phẩm giàu caffein như chocolate cũng phải hạn chế.

Thực phẩm chứa nhiều nước

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng đái dầm là do lượng nước đổ về bàng quang quá nhiều. Do đó, không nên cho trẻ ăn cháo, súp, dưa hấu… hay uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Những món ăn này nên được bổ sung trong bữa sáng sẽ tốt hơn rất nhiều.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc mà trẻ đái dầm không nên ăn gì? Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, bậc phụ huynh có thể loại bỏ được những thực phẩm không phù hợp ra khỏi thực đơn tối của bé để hạn chế tình trạng đái dầm của con trẻ.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo