Trẻ lờ đờ mệt mỏi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ lờ đờ mệt mỏi, tinh thần thiếu tỉnh táo khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng không biết nguyên nhân do đâu. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả, cùng khám phá ngay nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị lờ đờ mệt mỏi

Trẻ nhỏ đôi không không biết bày tỏ cảm giác mệt mỏi của mình, đặc biệt khi trẻ chưa biết bói hoặc chưa nhận thức được tình trạng sức khỏe của mình. Do vậy, mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị lờ đờ mệt mỏi thông qua những biểu hiện sau:

  • Giảm sự năng động: Trẻ không còn năng động và tinh nghịch như bình thường, có xu hướng từ chối tham gia các hoạt động mà trước đây trẻ từng thích. Hoặc tham gia nhưng không hứng khởi và bộc lộ sự lờ đờ.
  • Thay đổi trong hành động: Trẻ vui chơi một cách thụ động, ít tương tác hơn với người xung quanh và có xu hướng thu mình lại.
  • Buồn bã, chán nản: Gương mặt trẻ thể hiện sự buồn bã, không có nụ cười và biểu lộ cảm xúc một cách tiêu cực.
  • Căng thẳng, lo lắng: Trẻ dễ bị căng thẳng và lo lắng ngay cả với những tình huống thông thường.
  • Gặp khó khăn trong học tập: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và học tập, làm hiệu suất học tập giảm sút.
  • Thay đổi cảm xúc và tâm trạng: Trẻ có thể biểu hiện sự rụt rè, tự ti và có những thay đổi trong cảm xúc và tâm trạng.
  • Thay đổi trong ăn uống: Trẻ có thể không muốn ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường, có thể từ chối bú sữa mẹ (đối với trẻ sơ sinh).
  • Không quan tâm đến môi trường xung quanh: Trẻ có thể không quan tâm hoặc không phản ứng với các kích thích từ bên ngoài, dường như bất cần với những thứ xung quanh.
Trẻ lờ đờ mệt mỏi: Nguyên nhân và cách khắc phục 1
Trẻ ít tương tác hơn với người xung quanh và có xu hướng thu mình lại

Nguyên nhân làm cho trẻ lờ đờ mệt mỏi

Tình trạng trẻ lờ đờ mệt mỏi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ có biện pháp điều chỉnh kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Ngủ không đủ giấc

Thông thường, trẻ cần phải ngủ đủ khoảng 8 - 10 tiếng ngủ mỗi đêm để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và duy trì thể trạng ổn định. Nếu trẻ ngủ không sâu giấc hoặc thời gian ngủ bị rút ngắn đều sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái lờ đờ mệt mỏi, mất tập trung vào ban ngày và suy giảm đề kháng. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở mọi giai đoạn phát triển của trẻ, thường gặp nhất ở trẻ đang trong độ tuổi đi học và phải thức khuya để hoàn thành bài tập.

Để giúp duy trì sức khỏe tốt, bố mẹ nên cho trẻ tuân thủ lịch trình ngủ mỗi ngày. Trường hợp nếu trẻ đang trong độ tuổi đi học, bố mẹ cần phải sắp xếp cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý để tránh làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của trẻ.

Thiếu hụt vi chất và khoáng chất

Các vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đảm bảo các hoạt động trí não và thể chất diễn ra bình thường. Khi bị thiếu hụt vi chất, cơ thể trẻ sẽ lờ đờ mệt mỏi, thiếu sức sống, khó chịu và dễ cáu kỉnh. Ngoài ra, khi cơ thể trẻ không được bổ sung đủ dinh dưỡng cũng sẽ làm giảm quá trình sản xuất năng lượng và hoạt động của các cơ quan cũng bị suy yếu.

Trẻ lờ đờ mệt mỏi: Nguyên nhân và cách khắc phục 2
Trẻ lờ đờ mệt mỏi có thể do thiếu hụt vi chất và khoáng chất

Cơ thể trẻ bị thiếu nước

Hầu hết các chu trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần đến nước. Tình trạng mất nước, thiếu nước có thể làm trì trệ các hoạt động và khiến cơ thể trẻ lờ đờ mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị mệt mỏi vì bị thiếu nước như đổ nhiều mồ hôi, ít uống nước hoặc ít bị bú mẹ, tiêu chảy, sốt cao hoặc mắc phải các bệnh lý dễ gây mất nước.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu háo nước, mẹ cần phải quan sát cẩn thận để cho con uống sữa hoặc uống nước đầy đủ.

Do trẻ mắc một số bệnh lý

Tình trạng mệt mỏi lờ đờ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, tay chân miệng, sốt xuất huyết,... đặc biệt vào những mùa khí hậu lạnh khô. Do vậy, bố mẹ không nên chủ quan.

Trẻ lờ đờ mệt mỏi: Nguyên nhân và cách khắc phục 3
Tình trạng trẻ bị mệt mỏi lờ đờ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý

Ngoài ra, tình trạng trẻ mệt mỏi lờ đờ còn có thể do thói quen sinh hoạt kém khoa học, trẻ ít vận động hoặc đôi khi không xác định rõ nguyên nhân.

Cần phải làm gì khi trẻ lờ đờ mệt mỏi?

Tình trạng trẻ lờ đờ mệt mỏi có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Để khắc phục, bố mẹ cần phải chú ý một số điều sau:

Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân đối

Bố mẹ cần thiết lập cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học để đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường cho con ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột, chất béo và chất đạm nhưng lại thiếu vitamin. Điều này có thể khiến cơ thể trẻ bị suy giảm đề kháng, dễ ốm vặt và hay bị lờ đờ mệt mỏi. Do vậy, cần phải tăng cường bổ sung một số loại vitamin như:

  • Vitamin A: Giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tình trạng mệt mỏi của trẻ. Một số loại thực phẩm mẹ có thể bổ sung cho trẻ như cà rốt, cà chua, khoai lang, khoai tây, đu đủ,...
  • Vitamin C: Loại vitamin này rất cần thiết cho sức khỏe hệ miễn dịch và tham gia vào hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, ổi, xoài, bưởi, kiwi, dâu tây,...
  • Vitamin nhóm B: Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6 và B12 sẽ bị mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn giấc ngủ và tổn thương hệ thần kinh. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như sữa, khoai lang, ngô, gạo nguyên cám, thịt gà, thịt bò,...
  • Vitamin D: Loại vitamin này giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển canxi vào xương, cải thiện sức khỏe và khả năng hấp thu dưỡng chất. Một số thực phẩm giàu vitamin D mẹ có thể bổ sung cho bé như lòng đỏ trứng, hàu, cá hồi, tôm, cá thu,...
Trẻ lờ đờ mệt mỏi: Nguyên nhân và cách khắc phục 4
Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân đối và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé

Nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé

Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng nhanh chóng. Để nâng cao giấc ngủ và cải thiện tình trạng trẻ lờ đờ mệt mỏi, bố mẹ cần phải:

  • Tạo thói quen nghỉ ngơi đều đặn vào các khung giờ nhất định.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ngay sát giờ đi ngủ.
  • Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng đãng và không gian ngủ thoải mái để trẻ dễ ngủ hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc uống quá nhiều trước khi ngủ để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
  • Dành thời gian để tâm sự và ru trẻ ngủ, giúp trẻ có tâm lý thoải mái trước giờ đi ngủ.

Khi trẻ lờ đờ mệt mỏi, bố mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp Đồng thời, đưa trẻ đi khám khi tình trạng này kéo dài hoặc có biểu hiện bất thường. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này để chăm sóc trẻ sơ sinh kịp thời nhé!

Xem thêm: Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi sau gáy là bệnh gì?



Chat with Zalo