Trễ kinh ra máu đen liệu có nguy hiểm không?

Đối với chị em phụ nữ, kinh nguyệt như một người bạn đồng hành ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe sinh sản. Biểu hiện trễ kinh ra máu đen hay nâu đen cũng có là một báo hiệu những vấn đề bất thường về sức khỏe. Vậy hiện tượng này liệu có thể gây nguy hiểm như thế nào?

Trễ kinh là gì?

Trễ kinh là việc hết sức bình thường và tự nhiên. Hàng tháng, chị em phụ nữ sẽ xuất hiện những “ngày đèn đỏ”. Có một số chị em phụ nữ chậm hơn một vài ngày, thậm chí chậm hơn một vài tuần so với chu kỳ kinh nguyệt.

Trễ kinh ra máu đen liệu có nguy hiểm không? 1 Chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt sẽ khiến chị em cảm thấy lo lắng

Trễ kinh nếu kéo dài cũng gây tác động xấu đến sức khoẻ làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi. Da xanh xao, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hoá sớm. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động buồng trứng bị thay đổi, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Hiện tượng trễ kinh do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân dẫn đến trễ kinh ra máu màu đen

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt gây trễ kinh ra máu đen

Hiện tượng trễ kinh có thể là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do:

  • Phụ nữ mang thai: Mang thai là nguyên nhân hay gặp nhất. Trứng được thụ tinh rồi làm tổ bên trong cổ tử cung, khi ấy niêm mạc không bong ra, sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng. Trong quá trình mang thai, người phụ nữ không xuất hiện kinh nguyệt.
  • Bước vào thời kỳ mãn kinh: Cơ thể tiết ra ít estrogen hơn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do đang trong thời kỳ cho con bú: Nồng độ hormone dopamine giảm và tăng hormone prolactin khi cho con bú. Sự mất thăng bằng các hormone trong cơ thể làm chị em phụ nữ dễ rơi vào tình trạng stress và không mất sinh huyết trắng.
  • Giảm cân quá mức: Việc giảm cân quá mức và giảm bổ sung calo có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ sản xuất không đủ estrogen cần thiết cho kì kinh nguyệt. Từ đó, dẫn đến chậm kỳ kinh nguyệt.
  • Tăng cân đột ngột: Dẫn đến cơ thể sản xuất nhiều estrogen trong thời gian ngắn, làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và trở nên không ổn định.
  • Stress quá mức: Vì vùng dưới đồi liên quan đến quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hormone gây ra stress như adrenaline, cortisol…
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Nếu bạn được kê toa thuốc mới hay có sự thay đổi liều lượng của các thuốc đang dùng cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.
  • Sử dụng các chất kích thích: Tiêu biểu như chất nicotine trong thuốc lá làm giảm nồng độ oxy đến xương chậu và gây ảnh hưởng lớp nội mạc tử cung.

Trễ kinh ra máu đen do bệnh phụ khoa

Phụ nữ mắc một số bệnh phụ khoa hay bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục cũng có thể là nguyên nhân gây trễ kinh:

  • Bệnh lý buồng trứng đa nang: Đây là hiện tượng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản sự rụng trứng xảy ra.
  • Có một số bất thường ở tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan kiểm soát hormone, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể, gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Trễ kinh ra máu đen liệu có nguy hiểm không? 2 Trễ kinh ngắn hạn thường không quá nguy hiểm, chỉ có tỉ lệ nhỏ có bệnh lý

Máu kinh màu đen là hiện tượng gì?

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ rơi vào khoảng 28 - 32 ngày. Lượng máu kinh bình thường khoảng 50 đến 80ml và có màu đỏ sẫm. Nếu có sự rối loạn nội tiết thì kinh nguyệt không lưu thông kịp thời và máu kinh sẽ tích tụ dẫn đến sự thay đổi màu sắc kinh nguyệt. Máu kinh màu đen có thể gặp nhiều nhất: Máu đen ngày đầu, máu đen có mùi khó chịu, máu đen vón cục, máu đen vón cục có cặn. Và khi thấy màu kinh chuyển đen như vậy thì bạn phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, bởi hiện tượng này rất có thể ảnh hưởng đến sự sinh sản.

Trễ kinh ra máu đen liệu có nguy hiểm không?

Hiện tượng ra kinh nguyệt màu nâu đen có thể dấu hiệu bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới nhưng nếu kèm theo dịch tiết có mùi khó chịu, cảm giác ngứa rát vùng kín thì do một số vấn đề mà chị em phụ nữ mắc phải:

  • Trạng thái căng thẳng, stress quá mức: Chu kỳ nguyệt thất thường, màu sắc kinh thay đổi cũng có thể do căng thẳng quá mức kéo dài. Kinh nguyệt ra nhiều hơn gây ra hiện tượng vón cục của kinh nguyệt kèm máu kinh có màu đen.
  • Máu bị vón cục: Kinh nguyệt không lưu thông kịp thời và máu kinh sẽ tích tụ dẫn đến sự thay đổi màu sắc kinh nguyệt. Trường hợp này khá bình thường, vô hại vì khi sau khi hết máu đen, kinh nguyệt sẽ đều lại.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Nhiều loại thuốc cũng làm cho máu kinh có màu đen như thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai có tác dụng làm rối loạn các kích tố giới tính.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Trễ kinh ra máu đen là một trong những biểu hiện của bệnh viêm nhiễm phụ khoa như u xơ tử cung, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, nội mạc cổ tử cung bị viêm. Các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa này làm xuất hiện máu kinh màu đen so ngăn cản quá trình lưu thông máu ra ngoài, kinh nguyệt bị ứ đọng, di chuyển chậm.
  • Phụ nữ có thai: Khi có sự thụ tinh sau quan hệ tình dục ngày rụng trứng làm xuất hiện tình trạng tiết ra ít máu báo thai có màu đen trong vài ngày sau. Nhưng nếu bị trễ kinh 10 ngày, máu ra màu đen có thể đã sảy thai.
Trễ kinh ra máu đen liệu có nguy hiểm không? 3 Trễ kinh ra máu kinh có màu đen liệu có nguy hiểm?

Biện pháp xử lý trễ kinh ra máu đen

Để cải thiện tình trạng trễ kinh ra máu đen, chị em có thể thực hiện những biện pháp sau bên cạnh việc thăm khám của bác sĩ:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên: Bộ phận sinh dục của chị em là thành phần khá nhạy cảm dễ nhiễm vi khuẩn. Và việc vệ sinh cho vùng kín khi có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt rất quan trọng. Bạn nên dùng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp và mang quần lót 100% cotton.
  • Hạn chế quan hệ tình dục: Tránh quan hệ tình dục ở thời gian này bởi các bộ phận sinh dục của chị em rất có thể bị nhiễm khuẩn dưới bất kỳ tác nhân nhỏ nào.
  • Giữ tâm lý và sức khỏe ổn định: Giảm căng thẳng, stress, ngủ đúng giờ, ăn uống hợp lí để tâm lý thỏa mái nhất. Có thể kết hợp thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga để có thể tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
  • Khám bệnh định kỳ: Kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần để kịp thời các vấn đề bất thường của sức khỏe.
Trễ kinh ra máu đen liệu có nguy hiểm không? 4 Vệ sinh sạch sẽ vùng kín giúp chị em cải thiện trễ kinh ra máu đen

Có thể thấy, việc trễ kinh ra máu đen là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vì vậy hãy chú ý lắng nghe cơ thể và tìm gặp các chuyên gia khi nhận thấy bất thường. Hy vọng những thông tin mà Nhà Thuốc Hà An đem lại sẽ là những kiến thức và giải pháp tuyệt vời cho các bạn đọc giả. Chúc quý bạn đọc sức khoẻ và thành công!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo