Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không?

Thông thường, trẻ sơ sinh cần tiêm liều vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả phòng ngừa viêm gan B cao hơn. Vậy trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về việc tiêm mũi viêm gan B đối với trẻ sơ sinh, những lợi ích, rủi ro khi tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh cũng như những trường hợp không nên tiêm và các biện pháp phòng ngừa khác.

Trẻ có thể bị nhiễm viêm gan B không? 

Có. Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Khoảng 90%, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm viêm gan B nếu người mẹ mắc bệnh và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như xơ gan, ung thư gan sau này.

Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 1
Viêm gan B có khả năng lây từ mẹ sang con

Có cần tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh không?

Có. Việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh đã được WHO - Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. Mũi viêm gan B cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh. Tác dụng của mũi tiêm này giúp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con, phòng các yếu tố lây bệnh từ môi trường. Ngoài ra, việc tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24h đầu tiên sau sinh còn được coi là "thời điểm vàng" giúp cơ thể tạo kháng thể và cho hiệu quả chống lại virus HBV lên đến 95%.

Trẻ không được tiêm mũi viêm gan b sơ sinh có sao không?

Có. Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan B. Do đó, việc tiêm mũi phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh rất quan trọng để chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm gan B. Đối với trẻ sơ sinh không được tiêm mũi viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao.

Thực hiện mũi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu tiêm vắc-xin trong 24 giờ sau khi sinh, khả năng phòng bệnh có thể đạt từ 85-90%. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm sẽ giảm dần qua từng ngày và sau 7 ngày không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh, việc tiêm không còn hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh.

Viêm gan B có thể gây viêm và hoại tử tế bào gan mãn tính hoặc cấp tính. Thống kê cho thấy trên toàn cầu có hơn 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B, trong đó có hơn 400 triệu người mắc viêm gan B mạn tính. Mỗi năm, dự kiến có khoảng 1 triệu người tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B cao, chiếm khoảng 10-20%. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B dao động từ 10-16%, và tỷ lệ trẻ em nhiễm virus này là từ 2-6%.

Nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và ngăn ngừa sự lây lan của viêm gan B, việc tiêm mũi phòng ngừa cho trẻ sơ sinh là một biện pháp quan trọng và cần thiết.

Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 2
Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh

Trẻ bị ảnh hưởng gì khi không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh?

Trẻ sơ sinh không tiêm mũi viêm gan B có thể gặp những hậu quả không mong muốn. Tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ lên đến 100%, đặc biệt là khi trẻ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai mà không được tiêm mũi viêm gan B khi sinh ra, nguy cơ chuyển sang viêm gan B mạn tính rất cao.

Việc tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ là biện pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe cho con mà còn giúp hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm virus viêm gan B sang những người chăm sóc cho trẻ.

Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 3
Việc tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh là cần thiết

Các phản ứng phụ khi tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết và được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu. Phương pháp này đã được nhiều nước áp dụng, được xem là an toàn. Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ hoặc một số ít trường hợp có thể gặp sốc phản vệ.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B, các mẹ cần lưu ý:

  • Theo dõi trẻ trong 30 phút sau khi tiêm tại điểm tiêm chủng và theo dõi sát sao trong 24 giờ sau đó.
  • Thông thường sau khi tiêm, trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn. Do đó, hãy quan tâm nhiều hơn đến con, không nên cho trẻ nằm bú hay cho ăn khi bé còn thức.
  • Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp sốt nhẹ hoặc đau tại chỗ tiêm bị sưng tấy. Lúc này, cần chườm mát hay cho bé bú nhiều hơn để hạ sốt.
  • Nên theo dõi trẻ kỹ càng, nếu phát hiện những biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, co giật, người tím tái hoặc khó thở, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.

Việc thực hiện đầy đủ các lời khuyên trên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé, giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B.

Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 4
Sau khi tiêm mũi viêm gan B trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn

Trường hợp nào không nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm quá. Tuy nhiên, trong thực tế, tại các bệnh viện, việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ sau sinh vẫn được khuyến cáo thực hiện ngay sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh cần một khoảng thời gian để thích nghi với môi trường bên ngoài. Nếu trẻ khỏe mạnh, bú tốt và có da hồng, tiêm phòng vắc xin viêm gan B sớm sau sinh vẫn có thể được thực hiện an toàn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp như trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân, trẻ bị ngạt khi sinh hoặc đang ốm sốt hay mắc các bệnh nhiễm trùng...thì không nên tiêm mũi viêm gan B sơ sinh.

Trẻ sơ sinh rất dễ lây nhiễm viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác từ mẹ, đòi hỏi cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho phụ huynh rằng trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 

Tìm hiểu thêm các loại vắc xin viêm gan B:



Chat with Zalo