Trẻ bị cận nhẹ có chữa được không? Cách chữa như thế nào?

Cận thị là tật khúc xạ rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ từ 6 - 18 tuổi. Các bác sĩ nhãn khoa cũng cho biết rằng, trẻ ở độ tuổi vị thành niên có khả năng cải thiện thị lực nhanh nhất cũng như suy giảm nhanh nhất. Vì thế nếu trẻ bị cận nhẹ thì hoàn toàn có thể chữa được trong khoảng thời gian này.

Độ cận nhẹ là bao nhiêu?

Trẻ bị cận nhẹ có chữa được không? Cách chữa như thế nào 1 Trẻ bị cận nhẹ có thể cải thiện bằng chế độ chăm sóc đúng cách

Trước khi tìm hiểu về việc trẻ bị cận nhẹ có chữa được không, chúng ta hãy cùng xem qua mức cận nhẹ là bao nhiêu. Theo các bác sĩ nhãn khoa, cận thị ở mức nhẹ là dưới 2 độ, mức độ cận này thường chỉ gây khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Trong đó: 

  • 0.25 là độ cận đầu tiên, thường không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, học tập và công việc hàng ngày, vì thế trẻ không cần đeo kính cận vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
  • Cận từ 0.50 - 0.75 sẽ khiến bé nhìn xa mờ hơn một chút, tuy nhiên bé vẫn không cần đeo kính. Chỉ cần tránh nhìn xa để mắt phải điều tiết nhiều là được. 
  • Cận 1 độ sẽ khiến người gặp khó khăn khi nhìn xa. Vì thế những người làm công việc cần nhìn nhiều như tài xế lái xe, công an, học sinh sinh viên thì cần đeo kính để tránh độ cận tăng nhanh
  • Từ 1 - 2 độ vẫn thuộc diện cận nhẹ, nếu không đeo kính thì khi nhìn các vật ở xa, đọc sách, sử dụng tivi, máy vi tính, điện thoại… trong thời gian dài sẽ cảm thấy đau và nhức mắt. Vì thế trẻ cần đeo kính để hạn chế tình trạng mắt phải điều tiết quá mức làm cho độ cận tăng nhanh.

Trẻ bị cận nhẹ có chữa được không?

Với độ cận dưới 3 độ thì trẻ không cần phải can thiệp những biện pháp phẫu thuật để lấy lại thị giác 10/10. Vì thế việc trẻ bị cận nhẹ có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

Chế độ sinh hoạt, học tập hằng ngày

Trẻ bị cận nhẹ có chữa được không? Cách chữa như thế nào 2 Ba mẹ nên rèn luyện tư thế ngồi học đúng cách cho con

Việc hoạt động mắt liên tục, cộng với điều kiện ánh sáng không đủ khi học tập lâu dần sẽ khiến thị lực của trẻ sẽ giảm đi đáng kể. Vì thế nếu mẹ nên chú ý về việc sinh hoạt và học tập của bé hằng ngày.

Có 1 tư thế ngồi học đúng cách, ánh sáng đầy đủ sẽ giảm gánh nặng lên đôi mắt. Mắt không cần điều tiết nhiều sẽ giảm nguy cơ tăng độ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế thời gian con xem tivi và chơi điện thoại, vì ánh sáng xanh cũng gây tổn hại rất nhiều cho mắt trẻ. Thời gian dùng các thiết bị điện tử nhiều nhất là 1 tiếng mỗi ngày. Thay vào đó mẹ hãy hướng trẻ vào những hoạt động rèn luyện sức khỏe đôi mắt như chơi thể thao, chạy bộ, vẽ tranh…

Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Trẻ bị cận nhẹ có chữa được không? Cách chữa như thế nào 3 Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mắt

Để cải thiện thị lực, thức ăn của trẻ hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất như vitamin A, E, C, các loại chất khoáng để cân bằng dưỡng chất, giúp nuôi dưỡng một đôi mắt sáng và mạnh khỏe, giảm độ cận thị đơn giản mà hiệu quả.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Từ 11h đến 6h sáng là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và giúp đôi mắt được thư giãn. Vì thế nếu ngủ không đủ giấc, biểu hiện đầu tiên chính là hai mắt thâm quầng - đây là biểu hiện mắt đang bị tổn thương. Vì thế việc trẻ bị cận nhẹ có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào giấc ngủ. Có rất nhiều trường hợp ban đầu trẻ chỉ cận thị ở mức độ nhẹ, nhưng sau sau một thời gian làm việc vào thức khuya học tập hay chơi game thì độ cận tăng lên nhanh chóng. Nên cho trẻ lên giường sớm vào lúc 10h, khoảng thời gian từ 0 đến 1 giờ sáng để đi vào giấc ngủ sâu sẽ rất tốt cho mắt.

Thường xuyên tập bài tập về mắt để giúp mắt thư giãn

Bé có thể chọn 1 trong các bài tập sau để luyện tập mắt, cải thiện thị lực:

  • Sau khi học tập liên tục trong vòng 30 phút, bạn nên cho trẻ chớp mắt liên tục trong 2 phút để giúp tăng lượng máu lưu thông đến đôi mắt, giảm tình trạng mỏi mắt, khô mắt.
  • Giữ nguyên đầu, từ từ di chuyển cặp mắt sang bên phải, rồi sang trái khoảng 10 lần. Hoặc tập bài tập xoay tròn nhãn cầu bằng cách nhìn theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày nên tập 2 - 3 lần.
  • Dùng tay ấn nhẹ vào thái dương, giữ trong 4, 5 giây để giúp dịch trong mắt lưu thông tốt hơn.
  • Nhắm mắt thư giãn từ 1 đến 2 phút. Kết hợp với động tác vươn vai, kéo căng cơ thể, sau đó từ từ thả lỏng để giúp cải thiện lượng máu lưu thông đến mắt, đồng thời giải phóng căng thẳng.
  • Nhìn gần rồi nhìn xa: Nhìn gần 1 vật trong vòng 10s sau đó phóng tầm mắt xa khoảng 10s. Thực hiện khoảng 5 - 7 lần.

Cuối cùng là thường xuyên khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận của mắt. Nếu độ cận tăng lên thì nên cân nhắc về việc đeo kính nhé!

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo