Top 5 những mẹo giảm đau dạ dày cấp tốc cho trẻ

Khi trẻ có những dấu hiệu đau dạ dày mà mẹ chưa kịp đưa con đi bác sĩ thì hãy áp dụng ngay 5 phương pháp dưới đây. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng nhất thời và mẹ cần nhanh chóng cho trẻ khám và được điều trị bằng thuốc.

Massage bụng để giảm cơn đau dạ dày

Top 5 những mẹo giảm đau dạ dày cấp tốc cho trẻMassage nhẹ nhàng xung quanh bụng để xua tan cơn đau cơ thắt dạ dày

Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh đau dạ dày là những cơn đau bất chợt ở vùng thượng vị, xung quanh rốn. Lúc này mẹ nên cho trẻ nằm thư giãn trên giường, kê cao gối cho trẻ nằm và thực hiện 1 số cách massage đơn giản.

Mẹ rửa tay sạch sẽ, thoa 1 ít dầu hoặc cao dán lên bụng trẻ để làm ấm bụng, sau đó thực hiện những động tác xoa bóp nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn. Việc này giúp làm ấm bụng và tạo một áp lực vừa giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp cơ bụng không bị co thắt đột ngột gây từ đó làm giảm cơn đau.

Mẹ nên nhớ nhẹ nhàng xoa đều theo vòng tròn ở phần bụng dưới trong vòng 5 – 10 phút. Ngoài ra khi kê gối cho bé nằm cao sẽ giúp cho miệng của trẻ cao hơn so với dạ dày, tránh việc bị trào ngược axit dạ dày khi nằm. Khi trẻ đi ngủ mẹ hãy kê gối mềm, cao khoảng 15 – 20cm để đầu luôn cao hơn phần còn lại của cơ thể để xua tan những cơn đau bụng khó chịu.

Chườm ấm, tắm với nước ấm

​  Caption  ​Cho trẻ ngâm trong nước ấm từ 5-10p để giảm đau

Nhiệt độ ấm có tác dụng rõ rệt trong việc giảm những cơn đau bụng co thắt. Tắm nước nóng cùng với muối khoáng giúp giảm đau bụng hiệu quả vì trong muối khoáng có chứa nhiều ion dương giúp loại bỏ các gốc tự do. Mỗi ngày mẹ nên cho trẻ ngâm nước ấm hòa với 1 ít muối khoáng khoảng 5-10 phút.

Khi những cơn đau đến bất chợt, mẹ nên cho trẻ chườm ấm để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Dùng chai nước nóng hoặc túi giữ nhiệt: nhiệt độ tối ưu của túi nên nằm trong khoảng 21 đến 27 độ C. Đặt lên bụng trẻ xoa đó lăn nhẹ nhàng xung quanh bụng để giảm đau.

Dùng túi chườm ấm bằng gạo rang nóng, có mùi hương: rang một ít gạo, đậu hoặc yến mạch khô, sau đó thêm 1 ít bột bạc hà, quế hoặc thảo mộc và cho vào trong túi giữ ấm. Bạn có thể quay túi trong lò vi sóng khoảng 30 giây cho túi nóng lên rồi áp vào bụng trẻ.

Chườm nóng bằng muối hột: rang nóng muối hột và bỏ vào 1 chiếc vớ dài sau đó cho trẻ chườm. Để tránh nóng bạn nên kê 1 chiếc khăn nhỏ cho trẻ thử nhiệt độ, nếu quá nóng thì để vớ bớt nóng sau đó mới áp vào da. Muối rang có tác dụng kích thích lưu thông máu, chống co giãn các cơ co thắt trong bụng và giảm đau cấp tốc.

Sử dụng một số bài thuốc từ thảo mộc

Top 5 những mẹo giảm đau dạ dày cấp tốc cho trẻUống trà gừng giúp giảm đau bụng hiệu quả

Khi trẻ xuất hiện những cơn đau nhẹ mà mẹ chưa kịp đưa trẻ đi khám bác sĩ, thì mẹ có thể cho trẻ uống một số thảo mộc sau:

  • Ngâm vài lát gừng tươi cùng với 1-2 thìa mật ong trong cốc nước nóng, sau khoảng 15 phút cho nguội bớt sau đó cho trẻ uống. Thức uống này có tác dụng chống viêm, kích thích tiêu hóa, ức chế sản xuất axit trong dạ dày, giảm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Sử dụng trà hoa cúc, gừng và bạc hà hãm những nguyên liệu trên như hãm trà sau đó cho trẻ dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút, giúp giảm tiêu chảy, buồn nôn, tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng và giải phóng các enzyme tiêu hóa.
  • Nấu trứng gà cùng với ngải cứu với 1 ít gạo thành cháo cho trẻ ăn, giúp giảm đau nhanh chóng và cung cấp những chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Cho trẻ ăn uống đúng cách để giảm đau bụng

Cho trẻ uống nhiều nước để lưu thông máu và đẩy các chất cặn bã ra ngoài dễ hơn, tránh bị rối loạn tiêu hóa và giảm đau bụng. Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, làm thư giãn các cơ ruột, nhờ đó cơn đau cũng sẽ được làm dịu. Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày đủ những nhóm chất đạm, đường bột và chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ. Cho trẻ ăn những thực phẩm lành tính, mềm dẻo và không quá khô cứng để giảm áp lực làm việc cho dạ dày. 

Giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng để quên đi cơn đau bụng

Không cho trẻ ăn lúc quá đói hoặc ăn nhiều dẫn đến quá no. Nếu trẻ lỡ ăn quá no thì mẹ nên cho bé ngồi thẳng, lưng hơi ngả ra đằng trước và dùng tay vỗ nhẹ vào lưng để giúp trẻ ợ hơi và giảm khó chịu ở vùng bụng. 

Cho trẻ chơi đùa nhẹ, không nên nằm lì 1 chỗ sẽ không tốt cho hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên không cho trẻ chạy nhảy ngay sau khi ăn.

Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành 6-8 bữa, tránh việc trẻ ăn quá no vào bữa cính khiến trẻ khó chịu và đôi lúc dễ bị nôn ói, khó tiêu.

Tạo tâm lý thoải mái, thư giãn bằng những câu chuyện cười trong bữa ăn, hoặc những trò chơi nhỏ cùng ba mẹ ở nhà. Không nên la mắng trẻ, ép trẻ ăn nhiều, ăn nhanh nếu không sẽ làm cơn đau thêm trầm trọng. 

Trúc



Chat with Zalo