Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh phải làm sao?
Thực tế là việc tới tháng đau bụng nhưng không có kinh không hiếm gặp ở nữ giới. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là do đâu?
Mang thai
Một trong những nguyên nhân khiến chị em tới tháng đau bụng nhưng không có kinh xuất hiện thì khả năng báo hiệu bạn sắp được làm mẹ. Có thể nhiều chị em không biết rằng vào những tuần đầu của thai kỳ, trứng đã được thụ tinh cần di chuyển về tử cung để làm ổ cho thai phát triển nên gây ra hiện tượng đau âm ỉ tại vùng bụng dưới.
Ngoài đau âm ỉ, chị em mang thai giai đoạn đầu còn nhận thấy một số triệu chứng khác kèm theo, chẳng hạn như đau tức ngực, ngực tròn đầy hơn, bụng to hơn, thường xuyên mệt mỏi…
![Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh phải làm sao? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/toi_thang_dau_bung_nhung_khong_co_kinh_phai_lam_sao_1_ea0c49e31b.jpg)
Tiền mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh thường xảy ra ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi 45 - 50. Khi đó, buồng trứng hoạt động ngày càng kém hơn, đồng thời nội tiết tố nữ cũng suy giảm khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Đó là lý do vì sao nhiều phụ nữ trung niên gặp phải tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh.
Mất cân bằng hormone
Khi cơ thể mất cân bằng hormone, chị em thường sẽ có những dấu hiệu như người dễ bốc hỏa, đau đầu, khó chịu, cáu gắt, tới tháng đau bụng nhưng không có kinh,... Việc mất cân bằng hormone thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do bị suy giảm nội tiết tố sau sinh, do ảnh hưởng của tuổi tác, do sử dụng thuốc tránh thai, cắt bỏ buồng trứng,...
Tắc kinh
Khi chị em bị tắc kinh - một dạng rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ kéo theo tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh nguyệt. Ở những chị em tắc kinh, các triệu chứng của kỳ hành kinh vẫn xảy ra trong khi máu kinh lại không thể thoát ra được. Tắc kinh thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng vô kinh.
Phá thai
Phá thai bằng phương pháp hút thai sẽ khiến chị em bị những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới hành hạ. Bởi lúc này tử cung cần co bóp để tống đẩy các mảng vỡ niêm mạc ra ngoài nên gây ra hiện tượng đau.
Ngoài ra, chị em còn có thể bị mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, xuất huyết âm đạo,... thời điểm sau khi nạo phá thai vài ngày.
Dùng thuốc tránh thai và một số loại thuốc khác
![Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh phải làm sao? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/toi_thang_dau_bung_nhung_khong_co_kinh_phai_lam_sao_b8f06a3e09.png)
Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai là có thể khiến chị em gặp tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh.
Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc khác bao gồm thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc kháng sinh liều cao,... cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường và gây ra hiện tượng này.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Trường hợp chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ cảm giác bị đau một bên lưng dưới và đau bụng âm ỉ, nhất là khi đến tháng. Bệnh nhân cần sớm điều trị để cải thiện nhanh chóng những cơn đau buốt dữ dội, gây ảnh hưởng trong sinh hoạt và giấc ngủ.
Viêm bàng quang kẽ
Khi bị viêm bàng quang kẽ, chị em cũng sẽ gặp phải tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Bên cạnh đó là một số hiện tượng khác kèm theo như tiểu rắt, tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều lần, đau khi quan hệ tình dục,...
Bệnh sỏi thận
Muối và khoáng chất trong nước tiểu tích tụ lâu ngày sẽ gây ra sỏi thận. Khi sỏi di chuyển đến bàng quang sẽ gây ra hiện tượng đau xương chậu và tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Người bị sỏi thận thường nước tiểu có màu đỏ như máu hoặc màu hồng.
Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng nhưng không chảy máu kinh. Bệnh nhân cần được điều trị sớm để tránh bị áp xe buồng trứng, thai ngoài tử cung, vô sinh,...
![Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh phải làm sao? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/toi_thang_dau_bung_nhung_khong_co_kinh_phai_lam_sao_4_3f7c50f408.png)
U xơ tử cung
U xơ tử cung là tình trạng bị khối u lành tính hình thành trong cơ tử cung. Khi khối u lành tính này lớn dần lên sẽ chèn ép, tác động đến bàng quang và tử cung khiến cho nhiều chị em tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Ngoài ra, u xơ tử cung còn làm rối loạn kinh nguyệt, thụ thai khó hoặc thậm chí vô sinh.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh lý tuy không nguy hiểm nhưng nó lại khiến cho chị em thi thoảng lại gặp những cơn đau như đau bụng kinh mà không thấy có kinh.
Polyp tử cung
Khi lớp nội mạc tử cung tăng trưởng quá mức sẽ gây ra polyp tử cung, là nguyên nhân khiến chị em cảm giác đau bụng khi đến tháng nhưng không ra máu kinh.
Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh phải làm sao?
Nếu trước đó chị em có quan hệ thì khi gặp phải tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh hoặc cảm giác đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh thì có thể nghĩ đến khả năng đã mang thai. Để chắc chắn, chị em hãy dùng que thử thai để xác định chính xác. Tuy nhiên, lưu ý chị em chỉ nên thử thai sau ít nhất 5 ngày trễ kinh. Nếu que thử thai cho kết quả 2 vạch, chị em nên sắp xếp thời gian đi khám thai lần đầu.
![Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh phải làm sao? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/toi_thang_dau_bung_nhung_khong_co_kinh_phai_lam_sao_2_3fff8858a5.jpg)
Sau khi loại trừ khả năng đã mang thai, tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không thấy kinh này có thể là trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn bị căng thẳng, ăn uống không điều độ, sinh hoạt lành mạnh… dẫn đến kinh nguyệt bị chậm hoặc không có. Lúc này, chị em hãy lưu ý những điều sau:
- Bổ sung thực phẩm giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn, bao gồm thực phẩm giàu vitamin C (trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, cải bó xôi, cà chua…), dứa, gừng, nghệ, rau mùi tây…
- Tích cực tập thể dục thể thao ví dụ như các bài tập yoga, đi bộ, vận động nhẹ…
- Cho cơ thể được nghỉ ngơi, tránh làm việc quá căng thẳng, stress... Ngoài ra, bạn cũng cần ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
- Hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá.
Nếu tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh kéo dài 2 - 3 tháng hoặc có đi cùng với các triệu chứng bất thường liên quan đến các bệnh lý kể trên, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp