Tình trạng hít đất bị đau cổ tay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sự vận động của cơ thể trong bài tập hít đất có nhiều tác động tốt đến sức khỏe và sự dẻo dai. Tuy không quá khó nhưng nếu bạn thực hiện động tác không đúng kỹ thuật hoặc tập quá sức sẽ dẫn đến một số hậu quả không mong muốn như hít đất bị đau cổ tay. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của hậu quả này ngay sau đây.

Nguyên nhân gây đau cổ tay khi hít đất

Khi bị đau khớp cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó một số nguyên nhân mà người tập thể thao hay gặp là do hít đất quá sức hoặc các động tác sai kỹ thuật. Dưới đây là 3 nguyên nhân thường gặp nhất khi bạn gặp phải tình trạng đau cổ tay khi hít đất.

  • Đặt tay sai vị trí: Vị trí đặt tay sai liên quan đến kỹ thuật tập. Hít đất tưởng chừng là một động tác rất dễ thực hiện, chỉ cần hạ cơ thể và nâng lên từ từ là đã thành công. Tuy nhiên, đây là động tác cần kết hợp rất nhiều yếu tố như sức mạnh, sự dẻo dai và vị trí đặt tay cũng là một phần vô cùng quan trọng.
  • Thiếu vận động ở tay: Cổ tay là một khớp di chuyển có mục đích theo mọi hướng khác nhau. Nếu cổ tay của bạn thiếu vận động và không có khả năng di chuyển để vào vị trí dưới cùng của bài chống đẩy thì rất dễ gây ra tình trạng đau cổ tay. Để khắc phục tình trạng này, hãy tăng cường một số động tác duỗi cổ tay lúc khởi động trước khi bắt đầu tập luyện.
  • Không đủ lực ở tay: Nếu bạn cảm thấy cổ tay bắt đầu đau mỏi khi luyện tập có thể là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu sức mạnh ở cổ tay. Khi đó, bạn có thể cải thiện bằng cách luyện tập các động tác tăng cường cho sức mạnh của cổ tay và cẳng tay, chẳng hạn như động tác cuộn cổ tay với quả tạ.
Hít đất sai tư thế rất dễ bị đau cổ tay Hít đất sai tư thế rất dễ bị đau cổ tay

Cách để khắc phục tình trạng hít đất bị đau cổ tay

Các bài tập chống đẩy rất tốt cho cơ thể vì có thể tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể, giúp săn chắc cơ ngực, cơ tam đầu và cơ vai. Việc chống đẩy an toàn và đúng phương pháp phù hợp với sức lực của bản thân giúp bạn chống đẩy sâu hơn, có kiểm soát và tăng cường sức mạnh một cách an toàn theo thời gian.

Hít đất với đầu gối

Các bước thực hiện hít đất với đầu gối:

  • Làm động tác quỳ trên đất, sau đó từ từ hạ tay xuống sàn để ở tư thế nửa ván.
  • Nâng mông và giữ cho các cơ mông được căng ra, gập khuỷu tay để hạ thấp ngực xuống sàn.
  • Nhẹ nhàng đẩy đùi lên và lặp lại nhiều lần đến khi cảm thấy vừa đủ.
Hít đất đúng tư thế tránh dồn tất cả trọng lượng cơ thể vào cổ tay Hít đất đúng tư thế tránh dồn tất cả trọng lượng cơ thể vào cổ tay

Hít đất với bức tường

Các bước thực hiện hít đất với bức tường:

  • Đứng cách bức tường một khoảng cách bằng cánh tay và đặt chân dưới hông.
  • Đặt 2 lòng bàn tay của bạn lên tường, khoảng cách ngang bằng vai.
  • Bắt đầu gặp khuỷu tay và đưa ngực về phía tường. Nên nhớ giữ khuỷu tay của bạn theo hướng đưa xuống.
  • Từ từ đẩy cơ thể ra xa tường, lặp lại động tác nhiều lần tùy theo sức của bạn.
Cách để khắc phục tình trạng hít đất bị đau cổ tay Cách để khắc phục tình trạng hít đất bị đau cổ tay

Hít đất với 2 tay nắm chặt

Các bước thực hiện hít đất với 2 tay nắm chặt:

  • Chuẩn bị nằm xuống như về tư thế chống đẩy thông thường.
  • Đặt tay lên mặt đất sao cho từ khủy tay đến cổ tay được song song với cơ thể, 2 bàn tay nắm chặt.
  • Gặp khủy tay để hạ thấp trọng tâm và hạ cơ thể của bạn xuống sàn, lưu ý giữ cho khuỷu tay gần với cơ thể, không nên quá choãi ra bên ngoài.
  • Dùng lực nâng từ từ cơ thể lên, làm từ từ và lặp lại cho đến khi cảm thấy vừa sức.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ phù hợp với một số người có lực ở cánh tay lớn. Nếu bạn không thể dùng lực quá lớn thì nên chuyển sang phương pháp dùng tạ hoặc parallette để cải thiện tình trạng hít đất bị đau cổ tay.

Hít đất với tạ hoặc parallettes

Các bước thực hiện hít đất với tạ hoặc parallettes:

  • Nằm lên tạ hoặc parallette sao cho dụng cụ ngay tầm tay mà bạn có thể chống đẩy.
  • Gặp khủy tay để hạ thấp trọng tâm và hạ cơ thể của bạn xuống sàn, lưu ý giữ cho khuỷu tay gần với cơ thể, không nên quá choãi ra bên ngoài.
  • Dùng lực nâng từ từ cơ thể lên, làm từ từ và lặp lại cho đến khi cảm thấy vừa sức.

Lưu ý: Việc giữ chặt vật gì đó khi chống đẩy sẽ giúp cho cơ bắp ở 2 bên cổ tay được tăng thêm sức dẻo dai. Điều này tạo ra sự ổn định hơn giúp bạn kích hoạt các mô xung quanh bàn tay của mình, ngăn ngừa các nguyên nhân gây đau khớp cổ tay.

Thăm khám bác sĩ ngay khi cảm thấy cổ tay bị đau nhức Thăm khám bác sĩ ngay khi cảm thấy cổ tay bị đau nhức

Nếu bạn là người mới tập hít đất và thường xuyên gặp tình trạng hít đất bị đau cổ tay thì các giải pháp trên đây là thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo. Nên nhớ lưu ý về kỹ thuật tập và tần suất tập để tránh tình trạng bị quá sức dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo