Tìm hiểu chỉ số tiểu đường tuýp 4 xác định mức độ nguy hiểm

Tiểu đường tuýp 4 không phải là bệnh tự miễn giống tiểu đường tuýp 1, cũng không do xuất phát từ cân nặng như tiểu đường tuýp 2. Dạng bệnh tiểu đường này là để chỉ tình trạng đái tháo đường do kháng insulin ở người cao tuổi không bị thừa cân, béo phì. Chỉ số tiểu đường tuýp 4 cũng cho biết tình trạng bệnh, cũng như phương án để điều trị kịp thời, hiệu quả. 

Bệnh tiểu đường tuýp 4 là gì?

Các dạng bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 được biết đến phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy, những người cao tuổi không bị thừa cân, béo phì cũng có thể mắc đái tháo đường. Mặc dù không được coi là một dạng bệnh tiểu đường chính thức, nhưng các nhà khoa học vẫn gọi tình trạng này là bệnh tiểu đường tuýp 4. 

Bệnh tiểu đường tuýp 4 là thuật ngữ để chỉ việc mắc đái tháo đường kháng insulin ở người cao tuổi không bị thừa cân, béo phì. Đây không phải là dạng bệnh tự miễn như đái tháo đường tuýp 1. Nó cũng không phải do cân nặng như bệnh tiểu đường tuýp 2. Thay vào đó, đái tháo đường tuýp 4 lại liên quan đến tuổi tác và sự lão hóa.

tieu-duong-tuyp-4-1.jpg
Tiểu đường tuýp 4 chỉ việc mắc đái tháo đường kháng insulin ở người cao tuổi không bị thừa cân

Chỉ số tiểu đường tuýp 4 là bao nhiêu?

Chỉ số tiểu đường tuýp 4 cũng được xác định như chỉ số của bệnh nhân đái tháo đường. Cách đo chỉ số glucose trong máu để xác định bệnh như sau:

Chỉ số glucose đo lúc đói (khoảng 8 tiếng không ăn) nếu ra kết quả là 126mg/dL (tương đương 7mmol/L) trở lên thì là đã mắc bệnh tiểu đường. Cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác nhất, bởi các thông số có thể dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp kết quả đo lần 2 có chỉ số dưới 110mg/dL (6,1mmol/L) thì cần đem kết quả đến bác sĩ để được tư vấn. 

Nếu kết quả đo mức glucose trong máu lúc đói trong khoảng từ 110 - 126mg/dL (6,1 - 7mmol/L) thì người bệnh đang trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói, hay là giai đoạn tiền tiểu đường. 

Có khoảng 40% số người có chỉ số glucose sẽ mắc bệnh tiểu đường trong khoảng 4 - 5 năm tới. Do vậy, nếu đang ở trong khoảng chỉ số này thì nên đi thăm khám bác sĩ để có lộ trình điều trị, tránh để bệnh nặng mới chữa thì không hiệu quả và tốn kém. 

Nếu đo chỉ số tiểu đường tuýp 4 mà bị kết luận mắc bệnh tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói, thì người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Thực hiện các chế độ sinh hoạt, ăn uống kiểm soát đường huyết và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe bình thường và tránh biến chứng nặng.

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 4

Bệnh tiểu đường tuýp 4 mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu những dấu hiệu đầu tiên. Vì vậy, chưa có nhiều thông tin cụ thể về nguyên nhân gây ra dạng bệnh đái tháo đường này.

Một nghiên cứu vào năm 2015 phát hiện ra rằng, bệnh đái tháo đường tuýp 4 có liên quan đến tình trạng dư thừa tế bào T điều hoà, một loại tế bào có chức năng miễn dịch. Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết cho rằng, hiện tượng này có thể do quá trình lão hoá, nhưng vẫn cần phải nghiên cứu thêm mới xác định cụ thể được.

tieu-duong-tuyp-4-2.jpg
Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 4 có thể là do quá trình lão hoá

Triệu chứng của đái tháo đường tuýp 4

Đái tháo đường tuýp 4 cũng có những triệu chứng giống với các tuýp đái tháo đường khác. Tuy nhiên vì thường xảy ra ở người cao tuổi có cân nặng bình thường, nên triệu chứng của tiểu đường tuýp 4 khó phát hiện và nhận biết. Một số biểu hiện phổ biến của đái tháo đường tuýp 4:

  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Khát nước, uống nhiều nước;
  • Hay thấy đói, thèm ăn;
  • Đi tiểu nhiều lần;
  • Sụt cân nhanh dù ăn nhiều;
  • Mắt mờ, mắc bệnh võng mạc tiểu đường;
  • Vết thương khó lành, dễ nhiễm trùng.

Những triệu chứng này cũng tương tự với nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, muốn xác định có đúng là mắc tiểu đường tuýp 4 không, cần đi khám và thực hiện các xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác.

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 4

Do bệnh đái đường tuýp 4 vẫn chưa được công nhận là một căn bệnh chính thức, cũng như có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về loại bệnh tiểu đường ở người già này, nên cũng chưa có cách điều trị chuyên biệt cho dạng đái tháo đường này.

Tuy nhiên, với việc bước đầu xác định được một nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 4 là việc dư thừa tế bào T, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu một số loại thuốc kháng thể giúp làm giảm số lượng tế bào T điều hoà trong cơ thể.

Hiện tại, bệnh nhân tiểu đường ở tuýp 4 vẫn chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc dùng điều trị cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

tim-hieu-chi-so-tieu-duong-tuyp-4-xac-dinh-muc-do-nguy-hiem-3.jpeg
Tiểu đường tuýp 4 đang được điều trị bằng các loại thuốc cho người mắc tiểu đường tuýp 2

Phòng ngừa tiểu đường tuýp 4

Với những người mắc tiểu đường tuýp 2, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, còn cần thực hiện các thay đổi về lối sống để kiểm soát lượng đường máu. 

Tuy nhiên, những biện pháp này lại không mấy hiệu quả với người bị tiểu đường tuýp 4. Vì người mắc tiểu đường dạng 4 có cân nặng bình thường. Việc giảm cân như người bị tiểu đường tuýp 2 không có tác dụng làm giảm số lượng tế bào T điều hoà ở người bị tuýp 4.

Để phòng ngừa đái tháo đường tuýp 4 nói riêng, và bệnh đái tháo đường nói chung, cần áp dụng các cách sau đây:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát bệnh tật. Nguyên tắc cơ bản để xây dựng chế độ ăn uống cho người tiểu đường là đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết sau ăn, cách xa bữa ăn để duy trì thể trạng bình thường. 

Bữa ăn của người bệnh tiểu đường cần phải cân bằng về tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo. Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ, ít calo và chất béo bão hoà như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không đường, các loại cá,… Theo dõi liên tục lượng đường huyết sau ăn để điều chỉnh lại thức ăn. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ cụ thể.

Vận động thể thao thường xuyên

Thường xuyên vận động, thể dục thể thao không chỉ giúp hạ đường huyết, mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Theo khuyến cáo, người bệnh bị tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần và 30 phút/ngày. 

Cho đến thời điểm hiện tại mới có thể khẳng định tiểu đường tuýp 4 là do quá trình lão hoá, cơ thể không hấp thụ được tế bào T điều hoà gây ra dư thừa và dẫn đến đái tháo đường ở người cao tuổi. 

Để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 4 và duy trì chỉ số tiểu đường tuýp 4 ở mức tốt, người bệnh chỉ có thể sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường theo sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Bị tiểu đường có ăn được nhãn không?

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com



Chat with Zalo