Tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn là do đâu?
Bạn đang thấy lo lắng khi khó thở buồn nôn tim đập nhanh? Bạn không biết nên làm gì ngay lúc này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn
Giai đoạn mang thai
Buồn nôn kèm theo tim đập nhanh có thể là những dấu hiệu mang thai. Hormone gonadotropin là nguyên nhân chính gây ra cảm giác buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu. Do đó, mẹ cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn, cơ thể mệt mỏi và chán ăn. Từ tháng thứ ba trở đi, cảm giác khó chịu này sẽ giảm dần. Lý do tại sao tim thường đập nhanh là do tim phải hoạt động nhiều hơn để đưa dưỡng chất, oxi nuôi cơ thể mẹ và bé nên mẹ không phải lo lắng quá.
Bệnh lý về tim
Trong thời gian bị bệnh, huyết động bị tổn thương làm quá trình bơm máu của tim kém hiệu quả, khiến cơ thể phản ứng với kích thích và làm tim đập nhanh hơn để máu có thể chảy đến các cơ quan khác của cơ thể. Khi tim hoạt động không tốt, máu có thể tích tụ tạo thành dịch trong các cơ quan như ruột dẫn đến chán ăn và buồn nôn.
Bệnh lý hô hấp
Tương tự như bệnh tim mạch, dịch tích tụ ở phổi gây khó thở, tim đập nhanh, tình trạng này gọi là tràn dịch màng phổi do bị nhiễm trùng phổi hoặc các mô phổi. Một số bệnh lý khác liên quan đến hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính đều gây ra tình trạng khó thở, nhịp tim nhanh kèm theo ho, mệt mỏi, chóng mặt hoặc buồn nôn.
Vận động quá sức
Khi bạn vận động, làm việc quá sức, nhu cầu về máu và oxy ở tất cả các cơ quan trong cơ thể tăng lên. Tim phải hoạt động liên tục để hỗ trợ quá trình đào thải chất độc và tăng lưu lượng máu. Cơ thể hoạt động với cường độ cao có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bị suy giảm dẫn đến cảm giác buồn nôn. Tập luyện quá sức khiến cơ thể tụt huyết áp cũng là một nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn, chóng mặt.
Tâm trạng hoảng loạn
Khi tâm trạng chuyển sang hoảng loạn vì sợ hãi hoặc kích động, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, tăng nhịp tim, khó thở,... Ngoài ra còn có thể gây buồn nôn, đổ mồ hôi, tay chân run.
Ăn uống không khoa học
Những thói quen ăn uống không khoa học, không đúng bữa, thiếu dinh dưỡng và vitamin. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích, thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên còn một số yếu tố tạo ra triệu chứng khó thở buồn nôn tim đập nhanh như:
- Thiếu máu, thiếu sắt khiến tim và các bộ phận cơ thể không hoạt động hiệu quả khiến cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt.
- Hạ đường huyết cũng là nguyên nhân khiến tim đập nhanh, vã mồ hôi, khó thở, chóng mặt, buồn nôn.
- Mất nước do tiêu chảy, sốt cao.
- Tác dụng phụ của thuốc hoặc sử dụng không đúng liều lượng thuốc.
- Nhiễm các chất khí hoặc chất hoá học độc hại như chì, cyanua,...
Cách xử trí nhanh khi tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn
- Khi tim đập nhanh và buồn nôn nên dừng các công việc đang làm, ngồi xuống nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể khi ngồi thẳng hoặc nằm.
- Ho thật mạnh để giảm đau tức ngực hoặc tim đập nhanh. Đây là cách chữa tức thời để giảm hồi hộp do tác động ở bên ngoài.
- Hít thở sâu là cách đối phó với tim đập nhanh, giảm lo lắng, điều hoà nhịp thở. Bên cạnh đó, hít thở sâu cung cấp oxy lên não nhiều hơn.
- Nếu bạn thấy đột ngột tim đập nhanh có thể uống ngay một ly nước lạnh. Nước lạnh giúp giảm lo lắng, chóng mặt, hoảng loạn tâm lý.
Cách phòng ngừa tim đập nhanh khó thở gây chóng mặt buồn nôn
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng từ các loại rau củ xanh, trái cây, các loại ngũ cốc,... Hạn chế thức ăn nhanh, dầu mỡ, cay, chất béo để giúp ổn định nhịp tim. Đặc biệt bổ sung thực phẩm nhiều magie, sắt từ thịt, cá, trứng, sữa, bơ, sô cô la đen để tăng lượng máu, cải thiện lưu thông máu và hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
- Ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng thì bạn nên luyện tập, vận động nhẹ nhàng phù hợp với cơ thể mỗi ngày. Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài, nên có những sở thích, thời gian nghỉ ngơi.
Nếu các triệu chứng tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn ngày càng dữ dội hơn hay lặp lại với tần suất cao. Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Điều quan trọng mà các bác sĩ khuyến khích là đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và phát hiện tình trạng sức khoẻ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp