Tiêu bị mốc có ăn được không và cách xử lý
Tiêu là gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên, môi trường trong nhà bếp khá dễ khiến các loại nấm mốc phát triển, từ đó làm các loại gia vị cũng dễ bị nấm mốc, và tiêu cũng là một trong số đó.
Nguyên nhân làm tiêu bị mốc
Nguyên nhân chủ yếu khiến tiêu bị mốc đó chính là độ ẩm không khí, đặc biệt thường thấy ở khu vực miền Bắc - nơi có độ ẩm cao không khí cao hơn so với những khu vực khác, do vậy mà khiến cho việc bảo quản thực phẩm nói chung và tiêu nói riêng cũng phải cẩn thận hơn. Các loại gia vị thường xuyên được sử dụng như tiêu, đường phải được bảo quản cẩn thận để tranh tình trạng bị mốc và giảm chất lượng cũng như thời gian sử dụng bị rút ngắn.
![tieu-bi-moc-co-an-duoc-khong-va-cach-xu-ly.jpeg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_bi_moc_co_an_duoc_khong_va_cach_xu_ly_cea31b223b.jpeg)
Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân chủ quan khiến hạt tiêu bị mốc đó là cách bảo quản của chúng ta chưa đúng, chẳng hạn như không đóng kín nắp sau khi sử dụng, không rang tiêu kĩ trước khi dùng, vị trí đặt và bảo quản không phù hợp, ẩm thấp.
Hạt tiêu bị mốc có ăn được không?
Theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, khi thực phẩm, gia vị hay bất cứ đồ ăn nào đã bị mốc thì tốt nhất nên vứt bỏ đi. Nguyên nhân chính là do mốc là do hiện tượng dư thừa ẩm sinh ra - điều kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật và nấm mốc sinh sôi phát triển, từ đó sinh ra những độc tố có thể gây ngộ độc cho con người.
Tuy nhiên, tiêu có sự khác biệt hơn so với các loại gia vị cũng như các loại thực phẩm thông thường khác vì tiêu có tính nồng, vị cay, giàu chất kháng khuẩn,.. chính vì vậy, vi khuẩn khó lòng tấn công được. Đó cũng là lý do vì sao hạt tiêu bị mốc bạn vẫn có thể ăn được nếu muốn, tuy nhiên cần xử lý qua một chút. Nhưng nhìn chung tốt nhất là nên sử dụng tiêu mới để đảm bảo sức khỏe.
Cách xử lý khi tiêu bị mốc một cách đơn giản
Như đã nói ở trên, tiêu bị mốc bạn vẫn có thể xử lý bằng một số phương pháp sau rồi sử dụng như bình thường:
Phơi khô, đóng gói và bảo quản kĩ hơn
Lưu ý phương pháo này chỉ áp dụng đối với tiêu hạt bị mốc ở vỏ ngoài, vì mốc ở ngoài thì vẫn có thể rửa sạch được, còn nếu hạt tiêu đã mốc từ bên trong thì không nên tiếc mà hãy vứt bỏ đi. Lúc này nấm mốc đã sinh ra nhiều chất độc, dễ gây hại đến sức khỏe gia đình, dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Để xử lý tiêu bị mốc vỏ ngoài, bạn mang chúng đi rửa sạch, phơi khô lại. Bạn nên phơi dàn trải đều trên chiếc mâm lớn. Tốt nhất là phơi khi trời hanh khô và có nắng để rút ngắn thời gian phơi. Sau đó bỏ tiêu vào trong túi zip hút chân không để bảo quản được lâu hơn.
![Tiêu bị mốc có ăn được không và cách xử lý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_bi_moc_co_an_duoc_khong_va_cach_xu_ly_1_c276b00fcc.jpeg)
Rang lại trước khi xay
Mỗi lần cần dùng, chỉ nên lấy một lượng tiêu vừa đủ để dùng trong một tháng. Sau đó tiến hành rang nóng tiêu trên chảo trước khi đem đi xay.
Rang tiêu cũng phải lưu ý, nên để nhỏ lửa liu riu, rang đều tay tầm 5 - 10 phút (tùy lượng tiêu). Không nên rang tiêu với lửa to vì như vậy tiêu dễ bị cháy, làm tiêu mất chất dinh dưỡng, ngoài ra lửa to còn khiến cho tinh dầu trong hạt tiêu bốc hơi, vì vậy khi ăn tiêu sẽ bị khô và đắng.
Thời gian rang tốt nhất là từ 5 đến 10 phút, hoặc đến khi nào bạn thấy tiêu dần có mùi thơm nồng thì tắt bếp.
Sau khi rang xong, để tiêu nguội tự nhiên, đóng gói hoặc bỏ vào lọ thủy tinh đậy kín, dùng dần trong một tháng.
Hướng dẫn cách bảo quản để tiêu không bị mốc
Bảo quản tiêu trong quá trình sản xuất
Tiêu dù là ở dạng hạt hay dạng bột thì đều cần phải được bảo quản kĩ càng, độ ẩm tiêu chuẩn để bảo quản hạt tiêu là từ 13 - 15%. Do đó, tại các đơn vị/nhà máy biến lương thực thực phẩm thì phải có máy đo độ ẩm tiêu để giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản, sản xuất.
Cụ thể, sau khi tiêu được phơi khô phải được kiểm tra lại độ ẩm, nếu độ ẩm trên ngưỡng 15% thì phải phơi tiếp cho đến khi đo được ngưỡng ~13%. Khi tiêu đã đạt tiêu chuẩn về độ ẩm nhất định, cơ sở sản xuất cần đóng gói tiêu thành từng bao/túi nhỏ, tiến hành hút chân không và hàn kín miệng túi.
Sau đó, cần bảo quản tiêu ở những nơi thông thoáng, không để tiêu nơi ẩm thấp, tối tăm vì rất để tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Tốt nhất cần phải có sự giám sát nhiệt độ và độ ẩm bằng nhiệt ẩm kế để đo lường được đây có phải là vị trí phù hợp cho việc bảo quản và tiêu với số lượng lớn hay không.
Bảo quản tiêu trong hộ gia đình
Đôi với trong gia đình sử dụng tiêu như là một loại gia vị để nấu ăn, việc bảo quản tiêu tương đối dễ dàng hơn nhiều. Đối với hạt tiêu chưa dùng đến, gia đình không nên xay nhỏ mà cần cất giữ tiêu nguyên hạt trong túi zip, hút chân không và bảo quản gia vị ở ngăn mát tủ lạnh. Với lượng hạt tiêu sử dụng cho nấu ăn hàng ngày, chỉ nên lấy một lượng tiêu vừa đủ dùng cho một tháng rồi xay nhỏ ra, cất trong hũ, đậy kín rồi để nơi thoáng mát dùng dần.
![Tiêu bị mốc có ăn được không và cách xử lý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tieu_bi_moc_co_an_duoc_khong_va_cach_xu_ly_2_5837e02e9a.jpeg)
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân cũng như cách bảo quản để khiến tiêu không bị mốc. Hy vọng quý độc giả đã có thể có đầy đủ thông tin để trả lời câu hỏi “Tiêu bị mốc có ăn được không?” từ đó có biện pháp sử dụng và bảo quản loại gia vị này hợp lý.
Thảo Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp