Thế nào là suy dinh dưỡng thể phối hợp?
Nếu một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng thể phối hợp thì việc khắc phục tình trạng này sẽ khó khăn hơn. Bởi, không chỉ một thể mà đây là sự kết hợp của 2 thể suy dinh dưỡng khác nhau.
![Thế nào là suy dinh dưỡng thể phối hợp?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_suy_dinh_duong_the_phoi_hop1_205637ee98.png)
Suy dinh dưỡng thể phối hợp là dạng suy dinh dưỡng kết hợp giữa thể teo đét và thể phù. Việc nhận biết sớm thể suy dinh dưỡng dạng này sẽ giúp phụ huynh có giải pháp cải thiện để phòng tránh những tổn hại gây ra về mặt thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Suy dinh dưỡng thể phối hợp là gì?
Suy dinh dưỡng thể phối hợp là thể kết hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và thể phù.
1. Suy dinh dưỡng thể teo đét
![Thế nào là suy dinh dưỡng thể teo đét2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_suy_dinh_duong_the_phoi_hop2_ac820d473e.jpg)
Suy dinh dưỡng thể teo đét có tên gọi khoa học là Marasmus. Nguyên nhân là do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng. Cân nặng chỉ đạt 60% trọng lượng của một đứa trẻ bình thường.
Dấu hiệu nhận biết:
- Da bọc xương, cơ thể gầy đét;
- Vẻ mặt trông như cụ già do lớp mỡ dưới da ở vùng bụng, chi, má và hông dường như mất hoàn toàn;
- Thường xuyên xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa: phân sống, đi ngoài phân lỏng;
- Kèm theo biểu hiện: ăn ít, ủ rũ, kém linh hoạt, thường xuyên quấy khóc.
2. Suy dinh dưỡng thể phù
![Thế nào là suy dinh dưỡng thể phối hợp?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_suy_dinh_duong_the_phoi_hop3_ebfdabea42.png)
Suy dinh dưỡng thể phù có tên khoa học là Kwashiorkor. Đây là tình trạng suy dinh dưỡng do cơ thể thiếu protid. Cân nặng đạt khoảng 60 - 80% so với trọng lượng của một đứa trẻ bình thường.
Dấu hiệu nhận biết:
- Cơ thể trông tròn trịa nhưng chân tay thì khẳng khiu, yếu ớt, mắc các bệnh như thiếu máu, giảm đạm máu, thoái hóa mỡ, gan to, phù;
- Trẻ trông có vẻ bụ bẫm, giống như xổ sữa;
- Rối loạn sắc tố da: xuất hiện những đốm màu đỏ sẫm trên dạ, bong vảy hoặc đen loang lỗ, chốc lở;
- Kèm theo các biểu hiện như phù mí mắt, mặt hoặc chân tay, sau đó chuyển sang phù thũng toàn thân, màng tinh hoàn, tràn dịch màng bụng,…
- Một vài biểu hiện khác: tóc thưa dễ rụng, có màu hung đỏ; móng tay mềm, dễ gãy. Đi ngoài phân lỏng, ăn uống dễ nôn trớ, kém ăn, hay quấy khóc, vận động kém,…
So với thể teo đét, suy dinh dưỡng thể phù có mức độ nguy hiểm hơn vì khó điều trị, thậm chí là tử vong. Song, vì suy dinh dưỡng thể phù không có nhiều biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu nên nhiều bậc phụ huynh thường không lưu tâm đến. Chính vì nhiều bậc phụ huynh cứ cho rằng trẻ bị suy dinh dưỡng khi trẻ có các biểu hiện rõ ràng như thân hình gầy nhom, teo héo, nhẹ cân,… dẫn đến việc phát hiện muộn và tình trạng suy dinh dưỡng của con đã ở mức độ nặng hơn, từ đó gây khó khăn cho việc điều trị.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều mức độ khác nhau. Trong đó dạng nặng nhất được biểu hiện dưới 3 thể trên đây, tức là:
- Thể teo đét
- Thể phù
- Thể phối hợp
Như vậy, nếu một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng thể phối hợp thì việc khắc phục tình trạng này sẽ khó khăn hơn. Bởi, không chỉ một thể mà đây là sự kết hợp của 2 thể suy dinh dưỡng khác nhau.
Tóm lại, suy dinh dưỡng thể phối hợp là dạng kết hợp của cả 2 thể teo đét và thể phù. Nguyên nhân là do thiếu nặng lượng và protid. Cân nặng khoảng 60% so với trọng lượng của trẻ bình thường. Việc cải thiện tình trạng này sẽ khó khăn hơn nhiều, do đó đòi hỏi sự kiên nhẫn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng, nhất là tập trung vào yếu tố dinh dưỡng.
Thủy Nguyễn