Thế nào là igm trong viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương, thường để lại biến chứng rất nặng nề cho người bệnh. Vì thế, để xác định được chính xác bạn có bị bệnh viêm não Nhật Bản hay không? Các chuyên gia hay dùng igm trong viêm não Nhật Bản để có hướng điều trị bệnh kịp thời nhất.
1. Đôi điều về bệnh viêm não Nhật Bản
Bệnh do muỗi Culex truyền bệnh. Bệnh khởi phát cấp tính, diễn biến nặng tỷ lệ tử vong cao chiếm 10 - 20%. Khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh để lại nhiều di chứng viêm não Nhật Bản nặng nề như chậm phát triển tình thần, mất ý thức, động kinh, liệt, cấm khẩu…
![Thế nào là igm trong viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_igm_trong_viem_nao_nhat_ban_1_99b11e3114.jpg)
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi, đặc biệt lứa tuổi 5 - 7 tuổi. Bệnh xảy ra rải rác quanh năm, tỷ lệ mắc bệnh tăng vào tháng 5, 6, 7 và có thể gây dịch.
Triệu chứng
Khi muỗi mang virus đốt người, người sẽ mắc bệnh, phần lớn là thể ẩn, một số trường hợp mắc bệnh nhẹ chỉ biểu hiện: nhức đầu, sốt nhẹ và khó chịu trong vài ngày.
![Thế nào là igm trong viêm não Nhật Bản 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_igm_trong_viem_nao_nhat_ban_3_2_727404fd7d.jpg)
Thể điển hình là viêm não, thời kỳ ủ bệnh từ 4 đến 21 ngày. Bệnh bắt đầu từ từ hoặc đột ngột với sốt cao 39 - 40 độ C kèm theo nôn, nhức đầu dữ dội. Về sau xuất hiện các triệu chứng thần kinh, tâm thần và thực vật. Sốt cao kèm theo cứng gáy, co giật, rối loạn trương lực cơ, liệt vận động, rối loạn hô hấp, rối loạn ý thức, hôn mê...
Virus viêm não Nhật Bản gây thương tổn rất trầm trọng ở vỏ não, các hạch đáy não, ở vỏ tiểu não và sừng tủy. Tỷ lệ tử vong cao. Sau khi khỏi bệnh, nếu có di chứng thường là di chứng tâm thần như thiểu năng tâm thần, tâm thần sa sút, giảm trí tuệ.... và di chứng thần kinh như liệt, động kinh...
2. Thế nào là igm trong viêm não Nhật Bản?
Với sự hiện đại Y học, các bác sĩ chuyên khoa đã có thể chuẩn đoán bệnh nhân bị mắc bệnh virus viêm não Nhật Bản hay không bằng phương pháp chuẩn đoán virus hoặc dùng IGM trong viêm não Nhật Bản để xác định.
Chẩn đoán virus học
Để chẩn đoán xác định bệnh viêm não Nhật Bản phải căn cứ vào phân lập virus và chẩn đoán huyết thanh vì hình ảnh lâm sàng rất có thể nhầm lẫn với nhiều tác nhân virus gây viêm não khác.
Chẩn đoán huyết thanh
Có thể dùng phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể. Cần lấy huyết thanh bệnh nhân 2 lần cách nhau 10 - 14 ngày để tìm động lực kháng thể. Nếu hiệu giá kháng thể trong huyết thanh lấy lần thứ hai tăng lên rõ rệt mới có thể kết luận là nhiễm virus viêm não Nhật bản. Hiện nay, thường dùng phản ứng MAC ELISA để phát hiện kháng thể IGM trong viêm não Nhật Bản. Phản ứng này có độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao và chỉ lấy máu một lần.
![Thế nào là igm trong viêm não Nhật Bản 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_igm_trong_viem_nao_nhat_ban_2_3a3ce2b1c8.jpg)
IGM trong viêm não Nhật bản
- Xét nghiệm đặc hiệu: xét nghiệm máu tìm kháng thể IgM và IGG:
Kháng thể IgM trong viêm não Nhật Bản xuất hiện sớm ngay ngày đầu tiên nhiễm virus và tồn tại 60 ngày.
Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn và tồn tại lâu hơn có thể suốt đời có vai trò chính bảo vệ cơ thể.
Kháng thể IgG có thể truyền qua rau thai. Nếu tái nhiễm lần 2 kháng thể IgG tăng rất cao.
Thời gian lấy mẫu ngày 2 - 3 của bệnh tính từ khi bắt đầu sốt. Đánh giá hiệu giá kháng thể IgG cần lấy máu lần 2 sau 10 - 14 ngày.
- Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt: NS1 dengue: (NS1 dengue (+) từ ngày đầu tiên có sốt. IgM (+) ngày thứ 4 sốt
Bên cạnh việc chuẩn đoán IGM trong viêm não Nhật Bản, bệnh nhân còn cần làm xét nghiệm cơ bản: công thức máu, máu lắng, CRP, AST, ALT, GGT, Ure, Creatinin, điện giải đồ. Từ đó, bác sĩ sẽ có kết luận chính xác, toàn diện nhất và đưa ra biện pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề bệnh.
Thanh Hoa