Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? Do nguyên nhân nào gây nên?

Tất cả các ca phẫu thuật đều có một tỷ lệ rủi ro nhất định, ngay cả trong và sau khi hoàn thành quá trình phẫu thuật. Trong đó, tăng huyết áp sau phẫu thuật là một trong những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này do nguyên nhân nào gây nên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? 

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch. Hoạt động này có tác dụng đưa máu đến các mô để nuôi dưỡng cơ thể. Huyết áp được đánh giá dựa trên 2 trị số là: Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). 

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các kết quả đo huyết áp cá nhân được phân thành 3 nhóm nhỏ như sau:

  • Phạm vi huyết áp lý tưởng: < 120mmHg đối với huyết áp tâm thu và < 80mmHg với huyết áp tâm trương.
  • Tiền tăng huyết áp khi : Huyết áp tâm thu khoảng 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
  • Tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 80 mmHg.

Trong khi đó, tăng huyết áp sau phẫu thuật sẽ khiến huyết áp tâm thu lớn hơn 190mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 100mmHg. Trong một số tình huống, cả hai hiện tượng này có thể xảy ra cùng lúc. Điều này là vô cùng nguy hiểm và cần được cấp cứu ngay lập tức. 

Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? Do nguyên nhân nào gây nên?1 Tăng huyết áp sau phẫu thuật là tình trạng nguy hiểm mà người bệnh cần hết sức lưu ý 

Nguyên nhân làm tăng huyết áp sau phẫu thuật 

Phẫu thuật tim và phẫu thuật động mạch chủ có tỷ lệ tăng huyết áp sau phẫu thuật nhiều hơn so với việc phẫu thuật các cơ quan khác. Tình trạng này lại càng phổ biến ở những người có tiền sử cao huyết áp. Nếu không kiểm soát tốt các yếu tố sau, người bệnh rất có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng, bên cạnh tình trạng huyết áp cao sau phẫu thuật: 

Ngưng sử dụng thuốc 

Nếu người bệnh đã quen sử dụng thuốc điều chỉnh huyết áp trong thời gian dài, nhưng lại ngưng sử dụng thuốc ngay trước và sau khi phẫu thuật mà không có bất cứ biện pháp thay thế nào thì rất có thể sẽ bị tăng huyết áp đột ngột. 

Mức độ tổn thương lớn 

Mức độ tổn thương lớn thường đồng nghĩa với những cơn đau dữ dội. Sau khi hết thuốc giảm đau, người bệnh khi phải chịu đựng cơn đau quá lớn sẽ kéo theo huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng cơn đau này sẽ nhanh chóng biến mất khi sử dụng thuốc giảm đau.

Thuốc gây mê

Mặc dù quá trình gây mê có thể giúp người bệnh trải qua cơn phẫu thuật dễ dàng hơn, nhưng với những người bị nhạy cảm với ống thở, nó có thể tác động tiêu cực đến huyết áp của bạn. Chất gây mê kết hợp với lượng dịch truyền vào tĩnh mạch sẽ kích thích tim đập nhanh hơn, gây tăng huyết áp tạm thời.

Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? Do nguyên nhân nào gây nên? 2 Thuốc gây mê có thể làm huyết áp tăng cao ở một số người

Mức oxy thấp 

Điều này thường xảy ra do người bệnh được gây mê trong thời gian dài. Khi gây mê, cơ thể rất có khả năng không nhận được lượng oxy cần thiết. Điều này khiến lượng oxy trong máu giảm đi, gây nên tình trạng thiếu oxy máu và hệ quả là tăng huyết áp sau phẫu thuật.

Thuốc giảm đau 

Hầu hết người bệnh đều phải sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, người bị cao huyết áp nếu sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) có thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? Do nguyên nhân nào gây nên? 3 Thuốc giảm đau tưởng chừng vô hại những lại có thể để lại những hệ lụy khôn lường 

Giải đáp thắc mắc liên quan đến huyết áp tăng cao sau phẫu thuật

Tăng huyết áp sau phẫu thuật bao lâu thì hết? 

Việc tăng huyết áp và giảm huyết áp là điều rất phổ biến sau mỗi cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu việc hồi phục diễn ra tốt đẹp, huyết áp sẽ trở lại bình thường chỉ sau sau 1 - 48 giờ. 

Nếu sau 2 ngày mà huyết áp không giảm, bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời. 

Tăng huyết áp sau phẫu thuật có nguy hiểm không? 

Việc tăng huyết áp liên tục có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: Suy tim, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, chảy máu vết mổ, xuất huyết não,... ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. 

Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? Do nguyên nhân nào gây nên? 3 Tăng huyết áp sau phẫu thuật là vô cùng nguy hiểm 

Xử lý huyết áp cao sau phẫu thuật như thế nào? 

Tăng huyết áp sau phẫu thuật sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị tổn thương các cơ quan thiết yếu như tim và não. Lúc này, bạn nên trang bị cho mình một số kiến thức để xử lý kịp thời, đó là: 

Trao đổi với bác sĩ 

Với những người có tiền sử huyết áp cao, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi phẫu thuật. Một số loại thuốc tăng huyết áp có thể được sử dụng ngay buổi sáng hôm phẫu thuật, do đó bạn không cần phải quá lo lắng về việc lỡ mất liều thuốc nào. Việc kiểm soát huyết áp đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện bệnh vô cùng hiệu quả. 

Nghỉ ngơi 

Tăng huyết áp có thể do người bệnh vận động quá mạnh. Lúc này, bạn nên từ từ nằm xuống và nghỉ ngơi từ 20 - 30 phút. Điều này có thể làm giảm tốc độ lưu thông máu và dẫn truyền máu đi khắp cơ thể. 

Uống nhiều nước 

Uống nước có thể làm loãng lượng máu trong cơ thể, giúp người bệnh hạ huyết áp khẩn cấp. Nước lọc và nước giàu chất điện giải được các bác sĩ khuyến nghị nên bổ sung ít nhất 2 lít mỗi ngày. 

Tăng huyết áp sau phẫu thuật là gì? Do nguyên nhân nào gây nên? 4 Uống nước có thể làm giảm huyết áp

Tăng huyết áp sau phẫu thuật là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, ngay cả khi tình trạng này đã được kiểm soát khi ở bệnh viện, bạn vẫn cần giữ các thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng thuốc thường xuyên để ngăn chặn bệnh lý huyết áp tái phát. 

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo