Sỏi mật gây tắc ruột: Dấu hiệu, phương pháp chẩn đoán, cách điều trị
Sỏi mật là bệnh lý phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là biến chứng sỏi mật gây tắc ruột. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu về biến chứng này trong bài viết dưới đây.
Tại sao sỏi mật gây tắc ruột?
Như đã nói ở trên, sỏi mật gây tắc ruột hay sỏi mật ruột là một trong những biến chứng của sỏi mật. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thủng ruột và tắc nghẽn đường ruột. Khả năng mắc phải biến chứng này phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính.
Theo thống kê, có đến 25% các trường hợp bị tắc ruột xuất hiện ở những người trên 65 tuổi, trong đó nữ giới chiếm số lượng lớn hơn nam giới. Nếu người bệnh có các bệnh khác đi kèm như bệnh tiểu đường, tim mạch thì nguy cơ tử vong là khá cao.
Sỏi tồn tại bên trong túi mật trong một khoảng thời gian gây ra hiện tượng viêm thành túi mật, tạo lỗ rò ở khu vực tiếp giáp giữa ruột và túi mật. Sau đó, sỏi di chuyển vào đường tiêu hóa gây ra tình trạng tắc ruột cơ học một phần hoặc toàn phần. Những vị trí có thể sẽ bị tắc hoặc thủng ruột bao gồm: Đại tràng, dạ dày, tá tràng và hỗng tràng.
Những dấu hiệu để nhận biết sỏi mật ruột
Trên thực tế, sẽ có rất ít triệu chứng lâm sàng báo hiệu về sự hình thành của lỗ rò sỏi vào hệ thống đường ruột. Tuy nhiên, khi sỏi đã vào tới hệ thống đường ruột thì người bệnh sẽ có thể phải đối mặt với những cơn đau bụng dữ dội và sau đó sẽ chuyển sang hiện tượng buồn nôn. Những triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết sẽ phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của sỏi, cụ thể:
- Nếu sỏi lớn sẽ gây ra các biểu hiện như: Nôn mửa, chướng bụng.
- Nếu sỏi nhỏ hơn có thể ra khỏi hệ thống đường ruột mà không gây bất cứ một triệu chứng nghiêm trọng nào.
- Nếu như sỏi không tròn, dạng dải hoặc nhánh thành sắc sẽ gây ra những tổn thương, kích ứng tại chỗ tắc rất nghiêm trọng. Có thể gây ra hiện tượng hoại tử và phù nề ruột kèm theo với những cơn đau quặn thắt liên tục.
Bên cạnh đó, những triệu chứng đau bụng, buồn nôn,... của người bệnh có thể được thuyên giảm nếu như sỏi di chuyển xuống đoạn ruột ở phía dưới.
Đau bụng dữ dội là một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng sỏi mật gây tắc ruột
Các phương pháp chẩn đoán
Hiện nay, có một số phương pháp để chẩn đoán sỏi mật ruột như sau:
- Xét nghiệm máu: Có thể kiểm tra công thức máu đầy đủ, chức năng gan, Creatinin, Ure máu.
- Đối với những đối tượng là người lớn tuổi thì cần phải chụp X - quang tim phổi, điện tâm đồ để có thể phát hiện ra một số bệnh lý khác đi kèm như bệnh tim mạch và xem xét phẫu thuật.
- Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này có độ chính xác cao trong việc chẩn đoán phát hiện ra sỏi mật bên trong ruột non, những bệnh lý khác của đường mật và tình trạng tắc mật.
- Siêu âm ổ bụng và X - quang để có thể phát hiện được tình trạng tắc ruột sỏi nhỏ, tiếng cản âm của sỏi mật và không khí bên trong túi mật và đường mật.
Siêu ẩm ổ bụng cách phương pháp chẩn đoán sỏi mật ruột
Cách điều trị sỏi mật gây tắc ruột
Khi người bệnh có những triệu chứng bất thường và đột ngột xảy ra như: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,... thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
- Bệnh nhân sẽ được bác sĩ truyền tĩnh mạch để giảm biến chứng sau phẫu thuật và cấp nước.
- Người bệnh sẽ được xem xét việc đặt ống thông mũi - dạ dày để giảm đi áp lực dạ dày và hạn chế được tình trạng nôn mửa.
- Nên thực hiện đồng thời 2 việc đó là loại bỏ sỏi mật và sỏi mật ruột. Có thể cắt đi túi mật ở những người bị viêm túi mật mạn tính mà chưa từng mắc bệnh tim mạch trước đây. Việc làm này sẽ giúp người bệnh tránh được tình trạng sỏi mật ruột tái phát trở lại. Bên cạnh đó, khi phẫu thuật nội soi thì có thể được thực hiện cùng với việc đặt stent bịt lỗ rò.
Tỉ lệ tử vong do sỏi mật ruột gây ra là 20%, chủ yếu xảy ra ở người già yếu và người có thể trạng không tốt, sức khỏe kém. Vì vậy, việc phát bệnh sớm và điều trị là điều quan trọng nhất.
Các bệnh lý đường tiêu hóa thường bị nhầm lẫn với sỏi mật ruột
Những triệu chứng như nôn hay đau bụng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, cần phải kiểm tra kỹ vùng bụng và loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng. Một số bệnh lý về đường tiêu hóa dễ bị nhầm với sỏi mật ruột đó là:
- Viêm túi mật: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh này đó là đau hạ sườn phải, lan lên vai. Người bệnh có thể chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm túi mật.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Cũng có dấu hiệu đau bụng nhưng vị trí đau ở chỗ vùng thượng vị và có thể chẩn đoán bằng phương pháp nội soi.
- Thiếu máu ruột cục bộ: Dấu hiệu là đau và kèm theo tiêu chảy.
- Viêm tụy cấp: Những cơn đau lan thành một vùng khá rộng xung quanh bụng. Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ lipase cao.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường nhầm lẫn với bệnh sỏi mật ruột
Trên đây là bài viết tổng hợp những thông tin vô cùng quan trọng liên quan đến biến chứng sỏi mật gây tắc ruột. Hy vọng qua bài viết này, mọi người có thể hiểu rõ hơn về biến chứng này để có hướng điều trị tốt nhất.
Quân Lê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp