Sỏi mật có ở mấy vị trí? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Mặc dù trong nhiều trường hợp, bệnh sỏi mật không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe của mình và tìm ra hướng điều trị tốt nhất để tránh những biến chứng xảy ra.
Sỏi mật có ở mấy vị trí?
Sỏi mật là một trong những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi hỗn hợp có trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong ống mật chủ, gan hoặc sỏi sắc tố mật, sỏi cholesterol. Sỏi mật cũng được xem là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm để điều trị thì có thể dẫn tới những hệ quả vô cùng nghiêm trọng.
Thông thường, vị trí của sỏi mật sẽ xuất hiện ở 3 vị trí đó là: Sỏi túi mật, sỏi đường mật trong gan và sỏi đường mật ngoài gan. Cụ thể như sau:
- Sỏi túi mật: Cổ, Thân, Đáy, Phễu, Ống.
- Sỏi đường mật trong gan: Ống hạ phân thùy, Ống phân thùy, Nhu mô gan.
- Sỏi đường mật ngoài gan: Ống gan chung, Ống gan trái, Ống gan phải, Ống mật chủ.
Sỏi mật thường xuất hiện ở 3 vị trí: Túi mật, đường mật trong gan và đường mật ngoài gan
Những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật
Khi người bệnh mắc phải sỏi mật thì có 3 nguyên nhân chính dẫn gây ra đó là do: Ứ trệ dịch mật kéo dài, sự mất cân bằng dịch mật trong gan, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật. Ngoài 3 nguyên nhân này ra, thì có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh sỏi mật, có thể kể đến như:
- Chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ;
- Chức năng gan bị suy giảm trầm trọng, làm giảm chất lượng của dịch mật;
- Béo phì, rối loạn mỡ máu và thừa cân;
- Lối sống không vận động khiến cho dịch mật bị ứ trệ;
- Sử dụng thuốc hạ mỡ máu trong khoảng thời gian dài;
- Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, xảy ra tình trạng tăng đào thải cholesterol bên trong mật.
Những triệu chứng của căn bệnh sỏi mật
Theo thông tin từ Bộ Y tế có khoảng 80% những người mắc bệnh sỏi mật không có triệu chứng xảy ra, đặc biệt là những người mắc phải bệnh sỏi ở túi mật. Trong số đó, có người sẽ có các dấu hiệu như sợ mùi dầu ăn, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu, khô họng, đắng miệng. Còn lại 20% sẽ có các triệu chứng biểu hiện rõ ràng như:
Người bệnh bị sốt cao
Khi bị sỏi mật, người bệnh thường phải chịu những cơn đau kèm theo sốt cao do hiện tượng viêm túi mật, đường mật. Sốt cao có thể xuất hiện trước hoặc sau cơn đau và kéo dài khoảng vài giờ.
Người bệnh bị đau bụng thường xuyên
Thường các cơn đau quặn mật sẽ xuất hiện sau bữa ăn có chứa nhiều chất béo khoảng nửa giờ hoặc có thể xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh khó có thể ngủ ngon được. Ban đầu, vị trí đau thường ở hạ sườn phải và sau đó lan rộng ra bả vai và sau lưng. Mức độ cơn đau nhẹ hoặc dữ dội, kéo dài trong vài giờ cho đến vài ngày mới hết.
Khi bị sỏi mật, người bệnh thường có triệu chứng đau bụng sau mỗi bữa ăn
Người bệnh bị vàng mắt, vàng da
Đối với triệu chứng này sẽ thường xảy ra sau khi sốt cao và đau do tắc mật. Bên cạnh đó, có thể bị ngứa và nước tiểu có màu vàng. Biểu hiện vàng da sẽ có thời gian hồi phục lâu hơn so với sốt cao và đau bụng.
Đây là một số những triệu chứng khi mắc phải sỏi mật. Nếu có những triệu chứng trên thì nên đi khám để biết được tình trạng bệnh. Ngoài ra, khi xuất hiện những triệu chứng tuyệt đối không được chủ quan, tránh tình trạng ủ bệnh đến giai đoạn khó chữa trị.
Cách điều trị bệnh sỏi mật hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị bệnh sỏi mật khác nhau nhưng không phải cách chữa trị nào cũng đem lại kết quả tốt khi áp dụng. Chính vì vậy, để giúp người bệnh có cách điều trị tốt nhất, chúng tôi đã tổng hợp lại một số cách chữa trị ngay dưới đây.
Phương pháp tán sỏi mật qua da
Đây là phương pháp tán sỏi mật qua da có tỷ lệ thành công tới 80% trong các trường hợp mắc bệnh sỏi mật. Nguyên lý của phương pháp này đó chính là sử dụng Laser Holmium để tiến hành tán sỏi và lấy mảnh vụn sỏi ra ngoài.
Phẫu thuật mổ cắt túi mật lấy sỏi
Trong một số trường hợp mắc bệnh sỏi mật nghiêm trọng, gây ra những biến chứng lớn hoặc bị sỏi mật kèm polyp túi mật thì không thể sử dụng thuốc được nữa. Khi đó, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật để cắt túi mật bằng phương pháp mổ hở hoặc mổ nội soi.
Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân dùng phương pháp mổ nội soi. Bởi phương pháp này sẽ đem lại nhiều ưu điểm như: Vết mổ không lớn, mức độ đau nhẹ, thời gian lành vết thương nhanh chóng.
Dùng các loại thuốc Tây y
Một phương pháp đơn giản để điều trị sỏi mật đó chính là dùng thuốc đặc trị. Một số loại thuốc đặc trị tốt khi bị sỏi mật mà người bệnh có thể dùng đó là: Thuốc Rowachol, Ursodiol, Acid chenodesoxychlolic,... Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những loại thuốc có thể sử dụng khi tình trạng bệnh không quá nguy hiểm và không có biến chứng xấu nào xảy ra.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây Y để điều trị sỏi mật cũng rất hiệu quả
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Sỏi mật có ở mấy vị trí?” cũng như những vấn đề quan trọng bệnh sỏi mật. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ tích lũy cho mình thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này hơn.
Quân lê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp