Siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không? Nguyên nhân do đâu?
Siêu âm đầu dò bị chảy máu nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm hay không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều chị em. Do đó, nội dung bài viết sau sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là sử dụng một dụng cụ đầu dò chuyên dụng để thăm khám tại vùng kín của nữ giới. Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị siêu âm đã được bọc cao su và thoa thêm gel bôi trơn để đưa vào cửa mình của phụ nữ nhằm kiểm tra những cơ quan ở bên trọng như âm đạo, buồng trứng, tử cung. Phương pháp này sẽ xác định được các bệnh lý phụ khoa xảy ra ở phụ nữ và phát hiện thai nhi ở những tháng đầu tiên.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sieu_am_dau_do_bi_chay_mau_co_sao_khong_nguyen_nhan_do_dau2_b5e454ad89.jpg)
Ở những tuần đầu khi mới mang thai, em bé chỉ là một tế bào rất nhỏ nên việc siêu âm thành bụng sẽ không thể phát hiện ra được. Khi ấy, kỹ thuật siêu âm đầu dò sẽ giúp cho các bác sĩ nhận diện được sự có mặt của em bé ở trong tử cung và giúp cho mẹ có thể lên kế hoạch để chăm sóc thai kỳ khi còn sớm.
Siêu âm đầu dò bị chảy máu nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến việc siêu âm đầu dò bị chảy máu có thể là do thao tác của bác sĩ và tâm lý của mẹ. Trong khi thực hiện siêu âm, thiết bị của đầu dò sẽ gây ra sự cọ xát lên thành âm đạo. Nếu như tay nghề của bác sĩ còn non hoặc mẹ bầu lo sợ mà siết chặt “cô bé” thì sự cọ xát sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khiến cho mẹ dễ chị chảy ra một ít máu và gây ra cảm giác tức bụng.
Siêu âm đầu dò chảy máu có sao không?
Có thể nói rằng bất cứ một loại hình siêu âm nào cũng đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Nhiều chị em phụ nữ thường e ngại khi thực hiện phương pháp này bởi đặc điểm của hình thức siêu âm này đó là qua đường âm đạo. Không những vậy, đối với phụ nữ đang mang thai, họ thường lo sợ rằng việc đưa thiết bị vào bên trong của tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc có thể sẽ vô tình khiến cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong bộ phận sinh dục.
Theo ý kiến của các chuyên gia, siêu âm đầu dò là một phương pháp siêu âm an toàn, không gây ra cảm giác đau đớn mà chỉ đem lại cảm giác hơi khó chịu. Đối với những người phụ nữ đang mang thai, phương pháp siêu âm đầu dò sẽ không gây ảnh hưởng tới thai nhi giống như nhiều người vẫn tưởng. Trong quá trình thực hiện siêu âm đầu dò, mỗi khi tiến hành, bác sĩ sẽ không đưa hẳn đầu dò vào trong tử cung. Do đó sẽ không gây ra bất cứ sự tổn thương nào đối với tử cung và vùng cổ tử cung.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sieu_am_dau_do_bi_chay_mau_co_sao_khong_nguyen_nhan_do_dau1_1b227dddcc.jpg)
Mặc dù vậy, có một số trường hợp mẹ bầu bị chảy ra một ít máu và có cảm giác khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiết bị siêu âm gây cọ xát vào thành âm đạo và gây chảy máu. Thông thường, hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 12 đến 24 tiếng sau khi siêu âm nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu như mẹ siêu âm đầu dò bị chảy máu và sau đó có gặp thêm các triệu chứng như máu ra nhiều, đau bụng dữ dội, có màu thâm đen thì nên đến bệnh viện ngay nhé.
Siêu âm đầu dò bị ra máu phải làm sao?
Như phần thông tin ở trên, siêu âm đầu dò bị ra máu là điều bình thường và không gây hại gì. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp chị em lo lắng bị ra máu khi siêu âm thì nên làm gì?
Nếu như chị em bị ra máu kèm theo tình trạng đau bụng hoặc dấu hiệu bất thường nào khác hoặc sau 1 ngày mà máu vẫn tiếp tục ra, các chị em cần phải đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra lại. Bởi lẽ đây cũng có thể là dấu hiệu của việc có thai bên ngoài tử cung mà chưa kịp phát hiện.
Nguyên nhân dẫn đến việc siêu âm đầu dò bị chảy máu cũng có thể là do sự tổn thương trong quá trình thực hiện siêu âm. Đây chính là điểm phản ánh rất rõ về chất lượng dịch vụ về cơ sở y tế mà bạn thực hiện. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật rõ ràng về tay nghề và chất lượng dịch vụ về nơi mà mình định thực hiện siêu âm nhé.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sieu_am_dau_do_bi_chay_mau_co_sao_khong_nguyen_nhan_do_dau3_96fff77bd5.png)
Để hạn chế tối đa tình trạng siêu âm đầu dò bị chảy máu và giúp cho việc siêu âm mang lại kết quả an toàn, chính xác nhất, bạn hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín và chất lượng nhé. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được lý giải rõ ràng nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp