Say nắng ở trẻ là gì? Mách bạn phương pháp điều trị và phòng ngừa

Say nắng ở trẻ em là hiện tượng xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là dưới cái nắng nóng, oi bức của mùa hè. Vậy, trẻ say nắng có nguy hiểm không? Làm thế nào để sơ cứu khi trẻ bị say nắng? 

Say nắng ở trẻ là gì?

Say nắng là hiện tượng thường gặp ở những nước nhiệt đới gió mùa như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Singapore… Tình trạng say nắng gặp nhiều nhất vào thời điểm nắng nóng mùa hè, khi thời tiết có mức nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C. Nắng nóng không chỉ làm cho con người mệt mỏi, mà nó có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống, và sinh hoạt hàng ngày, nếu không có những biện pháp xử trí kịp thời, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ.

Say nắng ở trẻ là gì? Mách bạn phương pháp điều trị và phòng ngừa 1 Say nắng ở trẻ nhỏ

Hiện tượng say nắng là tình trạng nhiệt độ trong cơ thể bị tăng cao do một số tác động từ bên ngoài như: Bức xạ nhiệt của nắng, mất nước, hấp thụ quá nhiều tia UV… Thân nhiệt tăng quá cao sẽ làm rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể (ví dụ như gan, thận, hệ thần kinh, các bó cơ, ..) gây choáng váng hoặc thậm chí là tử vong.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị say nắng

Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng say nắng ở trẻ như: 

  • Thân nhiệt của trẻ lên cao trên 41 độ C: Khi vui chơi dưới trời nắng trong thời gian dài như bơi lội hoặc một số trò chơi ngoài trời… sẽ làm cho thân nhiệt của trẻ nhanh chóng bị tăng lên. Lúc này, nếu bạn không đưa trẻ vào râm, rất có thể trẻ sẽ bị sốt nhiệt do bức xạ của ánh sáng mặt trời.
  • Da bị khô, nóng, không ra mồ hôi: Đây là một trong những tình trạng bị thiếu nước trầm trọng khi trẻ bị say nắng.
  • Nhịp tim đập nhanh, xuất hiện một số hiện tượng co giật ở tay, chân, và cổ.
  • Trẻ bị chóng mặt, buồn nôn, đôi khi bị mê sảng và mất ý thức tạm thời.

Một số phương pháp sơ cứu khi trẻ bị say nắng

Vận động, vui chơi ngoài trời là một trong những hoạt động kích thích sự phát triển cho trẻ. Giúp cải thiện sức khỏe, cũng như tăng cường tư duy và tính tự tin. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá lâu với ánh nắng gay gắt từ mặt trời, lại vô tình làm cho trẻ có cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, và thậm chí “ngất xỉu”. 

Khi trẻ bị sốc nhiệt (say nắng), việc đầu tiên bạn cần làm đó là nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất. Kết hợp với việc tìm phương tiện để đưa trẻ đi cấp cứu, bảo đảm sự an toàn cho trẻ. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sơ cứu trước cho trẻ, giúp hạn chế tối đa các hệ lụy để lại sau khi bị say nắng: 

  • Sơ cứu đúng cách: Trong lúc chờ đợi xe cứu thương tới, bạn có thể thực hiện một số phương pháp xoa bóp, chườm đá… nếu trẻ bị co cơ, hoặc lên cơn co giật. 
Say nắng ở trẻ là gì? Mách bạn phương pháp điều trị và phòng ngừa 2 Đưa trẻ vào nơi mát mẻ
  • Đưa trẻ vào những vị trí râm mát một cách nhanh chóng, giúp hạ nhiệt cho bé và ngắt sự tiếp xúc giữa cơ thể bé với bức xạ mặt trời.
  • Cởi hết quần áo, đồ trang sức, giúp trẻ dễ thở và tạo sự thoáng khí cho lỗ chân lông.
  • Dùng khăn ướt đắp lên trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi, và những vị trí nhiều mạch máu. Nhằm hỗ trợ hạ nhiệt cho cơ thể, hạn chế tình trạng phù nề tĩnh mạch. 
  • Cung cấp lượng nước đã mất cho trẻ, kích thích khả năng tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình hạ nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, nếu trẻ con tỉnh táo, bạn nên cung cấp thêm cho trẻ những loại nước như: Trái cây, nước điện giải… giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể (Lưu ý: Nên cho trẻ uống từ từ, tránh bị sặc).
  • Không nên sử dụng một số loại thuốc say nắng cho trẻ khi không có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Việc này có thể sẽ làm cho trẻ bị sốc thuốc nếu hấp thụ một lượng lớn thuốc.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng say nắng ở trẻ nhỏ

Say nắng ở trẻ sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách sơ cứu kịp thời. Chính vì thế, để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc sau:

  • Nên sử dụng những loại mũ rộng vành, quần áo dài, thoáng mát, dễ hút mồ hôi, và sáng màu cho trẻ. Nhất là khi đưa trẻ ra ngoài.
  • Tránh những thời điểm nắng gắt (10 giờ - 16 giờ), và không cho trẻ đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian quá lâu (tối đa 15 phút).
  • Không nên cho trẻ hoạt động thể lực mạnh dưới trời nắng. Thay vào đó bạn nên lựa chọn những khu vui chơi trong nhà để tránh sốc nhiệt.
Say nắng ở trẻ là gì? Mách bạn phương pháp điều trị và phòng ngừa 3 Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày
  • Cho trẻ uống đủ nước (2 lít nước/ngày), đồng thời bổ sung thêm một số thức uống như nước điện giải trong những ngày nắng nóng. Giúp cân bằng lượng muối và nước trong cơ thể.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn về thắc mắc, thế nào là say nắng ở trẻ. Hy vọng, qua đây bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng sốc nhiệt này. Để từ đó có các biện pháp sơ cứu, phòng ngừa trẻ bị say nắng một cách tốt nhất.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo