Rụng tóc có sẹo là gì? Hướng dẫn phân biệt rụng tóc có sẹo và rụng tóc không sẹo
Trong cuộc sống hàng ngày, rụng tóc là một hiện tượng phổ biến mà ai ai cũng từng trải qua. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rụng tóc đều giống nhau. Trong thực tế, có hai dạng chính của rụng tóc mà chúng ta cần phân biệt: Rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Mặc dù có thể chúng có những biểu hiện tương đồng, nhưng hậu quả và cách xử lý chúng có sự khác biệt đáng kể.
Rụng tóc có sẹo là gì?
Rụng tóc có sẹo là tình thạng tóc rụng thường xuyên xuất hiện như kết quả của một số bệnh lý như Lupus ban đỏ, Lichen phẳng ở nang lông và viêm nang lông.
Rụng tóc do bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ còn được gọi là lupus ban đỏ hệ thống, là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh gây tổn thương nang lông và tạo ra các vết sẹo trên da đầu, dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Rụng tóc do lichen phẳng nang lông
Lichen phẳng là một tình trạng viêm mãn tính ảnh hưởng đến da, niêm mạc, tóc và móng. Tình trạng này tạo ra các nốt sẩn hoặc dát đỏ quanh nang lông, gây tổn thương chỗ tóc rụng và có thể hình thành các vết sẹo.
![Rụng tóc có sẹo là gì? Hướng dẫn phân biệt rụng tóc có sẹo và rụng tóc không sẹo](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rung_toc_co_seo_la_gi_rung_toc_co_seo_do_dau_2_0c58199494.jpg)
Rụng tóc có sẹo do viêm nang lông
Viêm nang lông là một loại bệnh nhiễm trùng xảy ra tại nang lông, có thể do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm,... Bệnh này dẫn đến hình thành các mụn mủ nhỏ và gây ngứa trên da đầu. Theo thời gian, những nốt mụn này có thể phát triển thành các ổ viêm lớn và gây tổn thương sâu trong nang tóc.
Khi những nốt mụn viêm này vỡ ra, có thể tạo thành các sẹo vĩnh viễn, gây hậu quả nghiêm trọng cho da đầu và nang tóc. Những khu vực bị tổn thương sẽ không thể mọc tóc trở lại, dẫn đến tình trạng mất tóc vĩnh viễn.
Rụng tóc do mụn trứng cá gây sẹo lồi
Tình trạng rụng tóc do mụn trứng cá (còn được gọi là trứng cá da đầu) thường gặp ở nam giới trẻ tuổi. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng rụng tóc này là sự hình thành các nốt mụn trứng cá ở vùng gáy.
Những nốt mụn này có xuất hiện dưới da và thường có kích thước nhỏ, màu trắng đục. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, những nốt mụn này có thể tiến triển thành các sẹo lồi, gây tổn thương và phá hủy các nang tóc ở khu vực gáy.
Rụng tóc do kerion celsi
Kerion là một loại áp-xe do nhiễm nấm trên da đầu gây ra. Tình trạng này thường đi kèm với các ổ áp-xe có chứa mủ, và khi mủ chảy ra và khô đi, sẽ để lại các mảng vảy dày màu vàng. Quá trình viêm này có thể gây tổn thương sâu trong da và gây rụng tóc có sẹo.
Bệnh Kerion celsi thường gặp ở trẻ em. Các loại nấm gây bệnh này có thể lây từ người sang người thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc có thể lây từ vật nuôi trong nhà.
Rụng tóc không sẹo là gì?
Có bốn loại rụng tóc không sẹo phổ biến, mà hiện nay thường gặp là:
Rụng tóc telogen (Telogen effluvium - TE)
Rụng tóc telogen là một hiện tượng rụng tóc phổ biến, không gây sẹo, thường xảy ra sau khi cơ thể trải qua những tác động mạnh về thể chất hoặc tinh thần như căng thẳng quá mức, tai nạn, phẫu thuật, rối loạn nội tiết, sốt cao, hay thiếu hụt dinh dưỡng.
Các yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang tóc, khiến các sợi tóc đang trong giai đoạn phát triển đột ngột chuyển sang giai đoạn tổn thương và rụng.
Triệu chứng của rụng tóc telogen là tóc rụng rải rác trên toàn da đầu, không tập trung ở một vùng cụ thể. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tóc rụng nhiều hơn ở đỉnh đầu so với hai bên và phía sau gáy.
Rụng tóc androgen (androgenetic alopecia - AGA)
Rụng tóc androgen là một rối loạn di truyền được xác định trước, xuất hiện do phản ứng quá mức với nội tiết tố androgen và có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới.
Ở nam giới, rụng tóc androgen thường được gọi là chứng hói đầu kiểu nam, có thể bắt đầu từ những năm 20 tuổi. Đặc điểm chung của loại rụng tóc này là tóc rụng nhiều ở vùng trước trán và hai bên thái dương. Theo thời gian, chân tóc sẽ bị thụt lùi tạo thành dạng chữ M, hoặc tóc mỏng dần ở đỉnh đầu, dẫn đến hói một phần hoặc hoàn toàn.
Ở nữ giới, chứng rụng tóc androgen còn được gọi là hói đầu kiểu nữ. Tóc bị rụng dần và trở nên mỏng hơn khi chị em bước sang độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Tuy nhiên, rụng tóc androgen ở nữ không gây hói đầu như ở nam, mà thường gây ra tình trạng tóc thưa và rụng nhiều ở vùng đỉnh đầu và đường chia tóc, lan sang hai bên.
![Rụng tóc có sẹo là gì? Hướng dẫn phân biệt rụng tóc có sẹo và rụng tóc không sẹo 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rung_toc_co_seo_la_gi_rung_toc_co_seo_do_dau_1_0498e6089c.jpg)
Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)
Rụng tóc từng mảng hay còn được gọi là rụng tóc pelade hoặc bệnh đốm hói, là một bệnh tự miễn xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể ảnh hưởng cả nam và nữ giới. Tình trạng này xuất hiện khi có sự bất thường trong hệ thống miễn dịch và nguyên nhân cụ thể có thể liên quan đến yếu tố di truyền và gen.
Triệu chứng phổ biến của rụng tóc từng mảng là tóc rụng từng vùng hoặc từng đốm có kích thước tương đương với một đồng xu. Theo thời gian, tóc rụng lan dần và tạo thành các mảng hói nhỏ. Khi da đầu bị ảnh hưởng, thường sẽ không có sẹo, không gây ngứa hoặc bong tróc.
Rụng tóc do tật nhổ tóc (Trichotillomania)
Đây là một loại rụng tóc không sẹo do chấn thương, một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn vận động dập khuôn (OCDs) . Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn ít vận động, hoạt động tĩnh tại.
Biểu hiện của hội chứng này là xuất hiện các vùng rụng tóc không đối xứng, đa hình và bờ không đều. Các sợi tóc gãy rụng có độ dài khác nhau do hành động nhổ tóc một cách ám ảnh và cưỡng chế. Thường đi kèm với một số tật khác như mút hoặc cắn móng tay. Một số trường hợp còn kèm theo thói quen nhai và ăn tóc, gây tắc ruột khi tóc tạo thành cục tóc trong dạ dày.
Đây là một bệnh tâm lý và thường cần sự can thiệp chuyên nghiệp từ bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tâm lý để xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này.
Phân biệt rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo
Rụng tóc không sẹo (non-scarring alopecia) là tình trạng tóc rụng mà không để lại sẹo trên da đầu,và tóc có thể mọc lại sau khi rụng. Loại rụng tóc này chiếm tỷ lệ khá cao và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác hay giới tính.
Ngược lại, hiện tượng rụng tóc có sẹo (scarring alopecia), còn được gọi là rụng tóc có vảy, là một tập hợp các rối loạn rụng tóc gây tổn thương nang tóc. Trong giai đoạn đầu, tóc có thể mọc lại bình thường, nhưng khi tình trạng trở nên trầm trọng, nang tóc bị phá hủy và tóc sẽ không thể mọc lại được nữa.
Dạng rụng tóc có sẹo chiếm khoảng 3% các trường hợp rụng tóc và có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Bệnh nhân cần phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng rụng tóc để giữ gìn sức khỏe tóc và da đầu và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu nếu cần thiết.
![Rụng tóc có sẹo là gì? Hướng dẫn phân biệt rụng tóc có sẹo và rụng tóc không sẹo 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rung_toc_co_seo_la_gi_rung_toc_co_seo_do_dau_3_d8ff5ab809.png)
Biểu hiện:
Rụng tóc không sẹo: Tóc rụng thưa đều, mái tóc ngày càng mỏng và ít đi, có thể thấy rõ da đầu. Một số trường hợp, tóc có thể rụng theo từng mảng dẫn đến hói lởm chởm.
Rụng tóc có sẹo: Hầu hết các dạng rụng tóc có sẹo thường rụng theo các mảng nhỏ, sau đó lan rộng theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tóc rụng nhanh, kèm theo triệu chứng nóng rát, đau, ngứa.
Nếu nhìn bằng mắt thường, người bệnh có thể thấy bờ viền các mảng rụng có sẹo trông “nham nhở” hơn so với rụng tóc từng mảng.
Khu vực bị rụng tóc có thể nhẵn bóng hoặc kèm các biểu hiện khác như mẩn đỏ, đóng vảy, tăng hoặc giảm sắc tố, nổi mụn nước có dịch hoặc mủ bên trong.
Nguyên nhân:
Rụng tóc không sẹo: Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rụng tóc không sẹo, bao gồm rối loạn thần kinh nội tiết, mất cân bằng dinh dưỡng, yếu tố di truyền, căng thẳng/stress kéo dài, tác dụng của thuốc, bệnh lý, lạm dụng hóa chất trong làm tóc.
Rụng tóc có sẹo: Tình trạng viêm tại da đầu do nhiễm khuẩn vi khuẩn, nấm da đầu, hoặc các bệnh lý da đầu khác có thể làm phá hủy các nang tóc, gây rụng tóc và để lại sẹo trên vùng tóc rụng.
Việc phân biệt rõ ràng giữa rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả các vấn đề liên quan đến tóc và da đầu.
Xem thêm: