Rong kinh có mùi hôi là do đâu?

Việc ra máu kinh trong kì kinh nguyệt luôn là điều khiến chị em ám ảnh, hầu như mọi sinh hoạt hằng ngày luôn gặp khó khăn trong những ngày này. Tình trạng rong kinh đi kèm với mùi hôi là điều khiến chị em rất e ngại, xấu hổ và đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Lúc này, chị em hãy lưu ý đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời để điều trị sớm tình trạng này.

Tình trạng rong kinh đi kèm với mùi hôi là điều khiến chị em rất e ngại, xấu hổ và đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm Tình trạng rong kinh đi kèm với mùi hôi có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt hay còn gọi là máu kinh là một biểu hiện sinh lý của cơ thể nữ giới dưới tác động của các hormone sinh dục và sinh sản. Khi bạn đến kỳ kinh nguyệt, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể để sản xuất hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai. Sau đó, buồng trứng sẽ rụng trứng, trứng sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung có thể bị bong ra và gây chảy máu bên ngoài âm đạo. Như vậy, kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong ra do sự sụt giảm đột ngột của các hormone estrogen hay estrogen và progesterone.

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ luôn lặp lại trong khoảng từ 21 đến 35 ngày, thời gian hành kinh từ 3 đến 7 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người. Chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khi cơ thể phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Nếu đang mang thai thì phụ nữ sẽ không có hiện tượng chảy máu bên ngoài âm đạo, nghĩa là sẽ không có kinh nguyệt vì lúc đó trứng đã được thụ tinh.

Máu kinh bình thường có mùi gì?

Đầu tiên, bạn cần biết máu kinh nguyệt có mùi như thế nào là bình thường. Khi hành kinh thì trong kinh nguyệt có máu cùng với lớp niêm mạc âm đạo bị bong ra nên về cơ bản máu kinh sẽ có mùi tanh của máu. Tuy nhiên, máu kinh bình thường không có mùi gắt, khi ngửi bạn sẽ không cảm thấy buồn nôn, khó chịu.

Khi máu kinh có mùi, đừng cố che đậy bằng các loại sản phẩm vệ sinh hoặc chất khử mùi. Việc bạn cần làm là đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Máu kinh bình thường không có mùi gắt, khi ngửi bạn sẽ không cảm thấy buồn nôn, khó chịu Máu kinh bình thường không có mùi gắt, khi ngửi bạn sẽ không cảm thấy buồn nôn, khó chịu

Tình trạng rong kinh có mùi hôi là do đâu?

Rong kinh có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu cơ thể của bạn đang có gì đó không ổn và không nên bỏ qua. Một vài nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể nói đến như:

  • Phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh lậu. Lúc này, âm đạo của chị em sẽ tiết dịch có màu bất thường như trắng đục, vàng hoặc xanh, kinh nguyệt cũng có mùi tanh khó chịu và kèm theo đau bụng dữ dội.
  • Phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín do trùng roi có thể thấy máu kinh sẫm màu, có mùi hôi, khi đi tiểu có cảm giác đau rát.
  • Nhiễm trùng âm đạo cũng có thể khiến máu kinh bị nhiễm trùng có màu đen và có mùi hôi. Trong thời kỳ kinh nguyệt, vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn vì lúc này, âm đạo của phụ nữ là môi trường lý tưởng để các mầm bệnh phát triển.
  • Phụ nữ bị viêm nhiễm các cơ quan vùng chậu như buồng trứng, vòi trứng, tử cung cũng có thể bị kinh nguyệt màu đen kèm theo mùi hôi khó chịu và có các triệu chứng khác đi kèm như đau bụng, sốt, tiểu đau và khí hư có mùi và màu bất thường.
  • Những người vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không thường xuyên thay băng vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến kinh nguyệt có mùi hôi và màu sắc bất thường. Tình trạng giữ vệ sinh kém lâu ngày cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm phần phụ ở phụ nữ.

Về cơ bản, mùi hôi và màu sắc bất thường của máu kinh khi bị rong kinh là dấu hiệu của viêm nhiễm, bệnh lý ở cơ quan sinh dục. Vì vậy, nếu gặp phải trường hợp này, bạn cần đi khám và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để giảm mùi hôi vào những ngày đèn đỏ

Để giảm bớt mùi hôi khó chịu ở vùng kín trong những ngày đèn đỏ, bạn nên tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng. Nên rửa âm đạo bằng nước ấm trong những ngày hành kinh. Lưu ý rằng thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 4 tiếng một lần dù lượng máu kinh ra nhiều hay ít để tránh vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, gây ngứa ngáy và có mùi hôi khó chịu.
Bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên để giảm mùi hôi vào những ngày đèn đỏ  Bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên để giảm mùi hôi vào những ngày đèn đỏ
  • Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng để ngăn tiết mồ hôi và không gây bít tắc, mùi hôi.
  • Chọn mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng khí và không bó sát vào những ngày đèn đỏ. Mặc quần lót chật, bó sát có thể khiến chị em khó sinh hoạt bình thường, đồng thời có thể tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, dẫn đến việc vùng kín có mùi hôi.
  • Ăn sữa chua và uống nước ép làm từ dứa, táo trong những ngày đèn đỏ để có thể giảm bớt mùi hôi khó chịu. Sữa có chứa các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng môi trường âm đạo và ngăn mùi khó chịu phát triển ở khu vực này.

Trên đây là một vài thông tin về vấn đề rong kinh có mùi hôi. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này cũng như có những biện pháp điều trị kịp thời để có một sức khỏe tốt nhất.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo