Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Lợi hay hại?

Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, đặc biệt là tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên, nếu dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cần lưu ý một số điều. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.

Mật ong được dùng để trị tưa lưỡi

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Lợi hay hại? 1 Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là phương pháp dân gian từ xưa.

Tưa lưỡi hay tưa miệng hay còn gọi là nấm lưỡi là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ do một loại nấm có tên khoa học là Candida albicans gây ra. Đây là tình trạng xuất hiện các màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Những màng giả này lan rộng và nhanh, ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, rất khó tróc, nếu chà xát dễ gây chảy máu, đau rát cho trẻ. Nguyên nhân khiến trẻ hay bị tưa lưỡi là do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, pH thấp, có thể do bị nhiễm nấm từ đường sinh dục mẹ trong quá trình sinh nở hoặc do hệ miễn dịch còn yếu.

Để trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh, các mẹ thường áp dụng các mẹo dân gian dùng nguyên liệu tự nhiên để rơ lưỡi, trong đó có phương pháp dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Vì cho rằng mật ong là chất kháng khuẩn tốt và an toàn cho sức khỏe của bé nên các mẹ đã áp dụng rất nhiều mà không biết rằng mật ong có độc tố cho trẻ nhỏ.

Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi

Theo các chuyên gia, các mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh. Mật ong có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, nhất là ở phần niêm mạc. Nhưng trong nguyên liệu này có thành phần chứa nhiều độc tố từ vi khuẩn Clostridium Botulinum, có thể làm trẻ bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thần kinh của trẻ và gây nên triệu chứng tê liệt cơ.

Nếu sử dụng chất này quá ngưỡng cho phép sẽ gây ngộ độc nặng và có thể xảy ra những tác hại không lường trước được cho trẻ, thậm chí còn có nguy cơ gây tử vong.

Trẻ sơ sinh dưới một tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch còn rất yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, tuyệt đối đừng phạm sai lầm khi dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ở tuổi này.

Tuy nhiên, trẻ trên một tuổi lại không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong mật ong nên các mẹ có thể sử dụng cách rơ lưỡi dân gian này. Hệ tiêu hóa của trẻ trên một tuổi đã hoàn thiện và có sức đề kháng tốt, có thể hạn chế được tình trạng ngộ độc do vi khuẩn. Nhưng các mẹ cần lưu ý rằng phải sử dụng mật ong nguyên chất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong an toàn

Dù rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong hay bất kỳ nguyên liệu nào khác, các mẹ cần thực hiện các thao tác đúng cách, tránh gây tổn thương hay đau rát lưỡi của trẻ.

Sau đây là các bước rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong vừa nhẹ nhàng, thoải mái cho bé vừa loại sạch  những vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng của bé.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Lợi hay hại? 2 Chọn gạc rơ lưỡi có thương hiệu đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Bước 1: Chuẩn bị mật ong

Đầu tiên, các mẹ nên chọn mật ong nguyên chất. Hiện nay, nhiều người vẫn chưa biết làm thế nào để chọn mật ong loại nguyên chất, tốt cho con. Đặc biệt, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mật ong là loại hợp chất pha tạp từ nhiều nguyên liệu khác nhau, không qua kiểm định chất lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc, nhiễm khuẩn cao. Vì vậy các mẹ có thể dùng mẹo sau đây để kiểm tra có đúng là mật ong nguyên chất không:

Nhỏ một giọt mật ong vào ly nước nguội, nếu là mật ong bị pha tạp sẽ tan rất nhanh trong nước, còn nếu là mật ong chuẩn sẽ chìm nhanh xuống đáy ly và không tan cho đến khi dùng thìa khuấy lên.

Cách thứ hai là khuấy tan mật ong, đợi khoảng một phút để mật ong lắng xuống, nếu là mật ong nguyên chất bạn sẽ thấy màu sắc trong ly nước đồng đều hơn. Với mật ong pha tạp chờ thêm vài phút nữa sẽ thấy có dung dịch nước đường và hạt đường nổi lên bề mặt ly.

Cách thứ ba là nhỏ mật ong lên vải trắng, với loại mật ong bị pha loãng sẽ thấm nhanh vào vải, còn mật ong nguyên chất thì sẽ không thấm.

Bước 2: Lựa chọn gạc rơ lưỡi

Chọn loại gạc rơ lưỡi tốt cũng là yếu tố rất quan trọng đảm bảo quá trình rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có hiệu quả hay không. Khi lựa chọn gạc để rơ lưỡi cho con, các mẹ cần chú ý đến những điểm sau:

Gạc rơ lưỡi phải được làm từ loại vải mềm mại, không thô cứng nhằm hạn chế làm tổn thương và gây đau rát khi rơ lưỡi cho trẻ bởi lưỡi của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm.

Ưu tiên sử dụng những loại gạc được dệt từ sợi Polyester vì loại gạc này sẽ không để lại sợi bông ở miệng trẻ sau khi rơ lưỡi. Những loại gạc kém chất lượng có thể khiến trẻ nuốt hoặc hít sợi bông vào ảnh hưởng tới hệ hô hấp của con.

Một điều cần lưu ý nữa là gạc phải được vô trùng để đảm bảo vi khuẩn gây nấm miệng không có cơ hội xâm nhập vào khoang miệng.

Trên thị trường có rất nhiều loại gạc rơ lưỡi đảm bảo chất lượng cho bé được các chuyên gia đánh giá cao, các mẹ có thể tham khảo và chọn mua sản phẩm phù hợp nhất.

Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi

Trước khi đeo gạc, các mẹ rửa tay thật sạch bằng cồn y tế hoặc xà phòng.

Đeo gạc vào ngón tay trỏ hoặc quấn gạc theo ngón tay thuận với bạn sao cho thật chặt để tránh trường hợp đang rơ lưỡi cho con thì bị rơi gạc.

Chấm ngón tay vào chén mật ong  sao cho mật ong thấm khoảng ⅔ chiều dài của gạc.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Lợi hay hại? Mẹ cần thao tác rơ lưỡi cho trẻ đúng cách để tránh làm tổn thương miệng trẻ.

Bước 4: Tiến hành rơ lưỡi 

Mẹ bế bé nhẹ nhàng vào lòng sao cho đầu của con ngang bằng với ngực của mẹ. Nếu không đặt đúng tư thế trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và không hợp tác để rơ lưỡi.

Sau khi trẻ ngồi yên, mẹ nhẹ nhàng đưa ngón tay trỏ vào miệng con và bắt đầu rơ lưỡi. 

Đầu tiên từ từ đưa ngón tay vào miệng và đặt lên phần nướu rồi nhẹ nhàng di chuyển theo hình tròn xoáy ốc để lấy đi mọi mảng bám, đồng thời massage nướu cho bé.

Sau đó chuyển sang rơ ở hai bên má và vòm họng. Các mẹ lưu ý không nên đưa tay quá sâu vào cổ họng vì sẽ gây kích thích làm trẻ nôn trớ và sợ hãi.

Cuối cùng là làm sạch bề mặt lưỡi từ ngoài vào trong vuốt theo một chiều. Thao tác cần thực hiện cẩn thận và chuẩn xác thật nhẹ nhàng, không mạnh tay.

Chú ý: Trong quá trình rơ lưỡi, các mẹ vẫn phải ôm ấp và vỗ về con để bé cảm thấy an toàn và nằm yên.

Lưu ý khi dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh  

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý đến những điểm sau đây:

Chỉ được sử dụng một lần một gạc rơ lưỡi, tuyệt đối không sử dụng lại vì chúng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển trong khoang miệng trẻ.

Không chà xát, không cạo hay dùng lực quá mạnh để loại bỏ mảng trắng vì sẽ làm cho lưỡi bé bị trầy xước, chảy máu dẫn đến nhiễm trùng và làm nghiêm trọng tình trạng tưa lưỡi của bé.

 Với trẻ bị nấm miệng, các mẹ nên rơ lưỡi 1-2 lần/ngày tùy thuộc vào tình trạng mảng bám. Nếu rơ lưỡi để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa tưa lưỡi, hãy rơ lưỡi 2 ngày 1 lần.

Khi rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong nên sử dụng mật ong với lượng vừa đủ, khoảng 1 thìa cafe mật ong, để đảm bảo an toàn.

Tránh để trẻ nuốt quá nhiều mật ong vì sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa của con và gây tiêu chảy.

Không cho trẻ ăn ngay sau khi rơ lưỡi. Tốt nhất cácmẹ nên rơ lưỡi cho trẻ trước bữa ăn khoảng 15-20 phút để mật ong có thời gian phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, các mẹ cần cũng cần cho con súc miệng, chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Đặc biệt là có chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ và tránh mắc phải các bệnh răng miệng khác.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong mang lại nhiều lợi ích nếu các mẹ thực hiện đúng cách. Mong rằng bài viết này đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc bé.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo