Răng giả tạm thời là gì? Trường hợp nào cần dùng răng giả tạm thời?
Có rất nhiều cách để phục hình cho răng đã mất như cầu răng sứ, trồng răng implant,... Trong khi chờ đợi để thực hiện các phương pháp trên, sử dụng răng giả tạm thời là lựa chọn tốt giúp sinh hoạt hàng ngày của người dùng không bị ảnh hưởng.
Răng giả tạm thời là gì? Ưu và nhược điểm của răng giả tạm thời
Răng giả tạm thời còn được gọi là răng tạm, là một loại răng có thời hạn sử dụng ngắn, tuổi thọ không cao, được dùng để thay thế vị trí răng thật đã mất nhằm bảo tồn mô nướu trong thời gian ngắn, thường là thời gian chờ thực hiện các hình thức phục hình răng lâu dài như cầu răng sứ, lắp răng giả tháo lắp, bảo vệ trụ implant của răng trong khi đang chờ đợi phần mão răng vĩnh viễn được thiết kế, chế tác đúng với kích thước răng.
Vậy răng giả tạm thời có thay thế được răng giả vĩnh viễn hay không? Câu trả lời là không, răng giả tạm thời chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, bạn vẫn cần thực hiện phương pháp phục hình răng lâu dài hoặc vĩnh viễn khác để đạt hiệu quả tốt hơn. Các nha sĩ cũng không khuyến cáo người dùng sử dụng răng giả tạm thời quá lâu hay thay thế biện pháp lắp răng giả khác.
Bất cứ phương án thay thế răng thật nào cũng tồn tại ưu và nhược điểm riêng biệt. Đối với răng giả tạm thời cũng vậy. Một số ưu điểm và nhược điểm của loại răng giả này gồm:
Ưu điểm:
- Răng giả tạm thời có thể lắp đặt, sử dụng ngay sau khi nhổ răng, mài cùi, cấy trụ implant đều được, nhanh chóng và dễ dàng.
- Răng giả tạm thời có công dụng lấp đầy khoảng trống do mất răng tạo nên, răng đang đợi phục hình hoặc chế tác răng giả vĩnh viễn có độ bền cao.
- Có khả năng bảo vệ nướu an toàn, giảm thiểu tình trạng chảy máu nướu răng, chảy máu chân trong trong thời gian phục hồi vết thương sau khi nhổ răng.
- Bảo vệ được vị trí răng đang điều trị tránh khỏi các tác nhân bất lợi từ bên ngoài như nhiệt độ, chất hóa học, hoạt động nhai, cắn cơ học.
- Đảm bảo độ thẩm mỹ cao, hỗ trợ chức năng nhai, cắn thức ăn khi răng thật đã mất.
Nhược điểm:
- Răng giả tạm thời không được chế tác, thiết kế theo khuôn răng riêng của mỗi người nên không có độ chắc chắn cao, có thể dễ bị trơn trượt, xê, dịch khi sử dụng gây bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
- Thời gian đầu khi dùng răng giả tạm thời chưa quen có thể gây kích ứng, sưng tấy nhẹ phần nướu răng.
- Răng giả tạm thời chỉ mang tính chất tạm thời, có thể hỗ trợ nhai cắn thức ăn nhưng cảm nhận khi ăn, cảm giác nhai còn hạn chế.
- Màu sắc, độ về và thời hạn sử dụng răng giả tạm thời khá ngắn, không bằng răng giả vĩnh viễn và không thay thế được răng giả vĩnh viễn.
Những loại răng giả tạm thời phổ biến
Mặc dù chỉ là phương án tạm thời trong khi đang chế tác răng giả vĩnh viễn nhưng răng giả tạm thời cũng có rất nhiều loại khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi để người dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Hiện nay trên thị trường có 4 loại răng giả tạm thời phổ biến nhất, mỗi loại đều sở hữu những ưu và nhược điểm khác biệt.
Răng giả tạm thời có cánh dán
Đây là loại răng giả tạm thời thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp cần phục hình cho răng hoặc đã bị mất từ 1 - 3 răng. Phương pháp này khá tiện lợi vì trên răng giả tạm thời được thiết kế thêm phần cánh dán để dán vào răng thật xung quanh. Tuy nhiên độ chắc chắn của loại răng giả tạm thời này lại không cao, dễ trơn, trượt hoặc dịch chuyển khi có tác động.
Răng giả tạm thời tháo lắp
Răng giả tháo lắp là một dạng răng giả tạm thời nhưng thời hạn sử dụng tương đối lâu, có thể lên đến 5 năm nếu có cách bảo quản cẩn thận khi dùng. Răng giả tháo lắp thường dùng trong những trường hợp bị mất nhiều hoặc toàn bộ răng.
Đây là phương án được nhiều người lớn tuổi lựa chọn bởi có tính linh hoạt cao, dễ dàng vệ sinh khi cần. Răng giả tạm thời loại này có nhiều chất liệu cho bạn lựa chọn như nhựa dẻo, khung kim loại,...
Răng giả tạm thời cố định
Loại răng giả tạm thời cố định là phương án sử dụng trong trường hợp cần cấy răng implant nhưng chưa hoàn thiện mô răng, cần bảo vệ trục implant để tránh xê dịch. Khi đã chế tác xong mão răng vĩnh viễn, răng giả tạm thời cố định sẽ được tháo xuống.
Những trường hợp cần dùng đến răng giả tạm thời
Không phải tất cả trường hợp bị mất răng đều cần dùng đến răng giả tạm thời. Các nha sĩ cho biết, răng giả tạm thời thích hợp trong những đối tượng nhất định, giúp đem lại hiệu quả cao.
Răng giả tạm thời dùng khi chụp, bọc răng sứ
Khi thực hiện chụp hoặc bọc răng sứ, nha sĩ cần thực hiện nhiều lần mài răng mới đảm bảo yêu cầu để chụp, bọc sứ nên lúc này, sử dụng răng giả tạm thời để bảo vệ cùi răng là phương án tối ưu nhất. Răng giả tạm thời sẽ hỗ trợ khả năng ăn uống bình thường, tránh việc cùi răng bị ê buốt khi ăn, uống.
Dùng khi trồng răng implant
Một trong những trường hợp cần dùng đến răng giả tạm thời để bảo vệ răng đó là khi trồng răng implant. Quy trình trồng răng implant thường kéo dài 2 - 6 tháng răng giả tạm thời là phương án cần thiết để thay thế tạm thời. Bác sĩ sẽ sử dụng răng giả tạm thời để bảo vệ trụ implant trong thời gian đang chế tác mô răng thích hợp với người dùng, đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng nhai, cắn khi ăn.
Loại răng giả tạm thời dùng trong trường hợp trồng răng sứ implant bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu cá nhân nhưng thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng răng giả tạm thời loại cố định để tăng khả năng bảo vệ, tránh cặn thức ăn vướng vào răng giả gây chứng hôi miệng, bệnh nha chu, viêm nướu, viêm lợi,...
Răng giả tạm thời là phương án thay thế răng thật hiệu quả trong thời gian ngắn, vừa đem đến tính thẩm mỹ cao lại vừa hỗ trợ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày cho người dùng nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
Để biết mình thích hợp với loại răng giả tạm thời nào, bạn cần được nha sĩ tư vấn dựa trên thực trạng của răng, từ đó giảm khả năng biến chứng hoặc bất tiện khi dùng.