Phẫu thuật rò luân nhĩ là gì? Khi nào cần tiến hành phẫu thuật

Rò luân nhĩ là loại dị tật bẩm sinh ở trẻ em và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận. Người bệnh cần chủ động tìm hiểu về nguyên nhân, phương pháp phẫu thuật rò luân nhĩ cũng như cách phòng tránh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Bệnh rò luân nhĩ là gì?

Bệnh dị tật bẩm sinh rò luân nhĩ thường được phát hiện khi trẻ vừa chào đời và có thể xảy ra cả hai bên tai hoặc một bên. Lỗ rò này hình thành ở vùng trước vành tai, đi sâu vào trong và bám vào màng sụn. Tình trạng này xảy ra do sự kết hợp giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai nhưng không hoàn chỉnh để tạo ra tai ngoài.

Lỗ rò luân nhĩ có kích thước chỉ bằng đầu tăm trên da và không có biểu hiện gì khác. Chúng có thể xuất hiện đơn giản và độc lập nhưng đôi khi vẫn có thể kết hợp với một số dị tật khác để tạo thành hội chứng bệnh lý toàn thân như là: Teo nửa mặt, hội chứng khe mang - tai - thận... Theo nhiều nghiên cứu, nữ giới thường có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khả năng thính lực của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi bệnh rò luân nhĩ.

Phẫu thuật rò luân nhĩ là gì? Khi nào cần tiến hành phẫu thuật 1 Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ chào đời

Tại Việt Nam hiện nay, căn bệnh này thường không mấy phổ biến nên nhiều người còn giữ tâm lý chủ quan. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tai không được vệ sinh đúng cách một thời gian dài. Những triệu chứng viêm nhiễm có thể xảy ra như: Chảy dịch, sưng đỏ, ngứa ngáy, tiết ra chất bã đậu… Thậm chí, trẻ có thể bị sốt, lỗ rò viêm sưng tạo thành ổ áp xe lớn ngay tại lỗ rò và lan ra những vị trí khác ở tai…

Bệnh rò luân nhĩ nguy hiểm không?

Hiện nay, không ít phụ huynh thắc mắc bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không và điều trị như thế nào. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh xảy ra khá phổ biến và thường không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ nếu như tai được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu như quá trình vệ sinh không đảm bảo thì lỗ rò sẽ bị nhiễm trùng gây ngứa ngáy, chảy chất dịch màu trắng giống như bã đậu kèm mùi hôi, dần dần phình to tạo thành nang. Nếu như người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách thì các lỗ rò sẽ ngày càng phình to, vỡ ra và làm mất thẩm mỹ.

Hơn nữa, lỗ rò luân nhĩ khi bị nhiễm trùng có thể khiến trẻ sốt, hình thành ổ áp xe ngay tại lỗ rò và lây lan sang một số vị trí xung quanh nằm sau tai. Chính vì vậy, phụ huynh cần phải cẩn thận trong quá trình vệ sinh tai cho trẻ để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp phẫu thuật rò luân nhĩ ở trẻ

Sau khi tiến hành kiểm tra, thăm khám và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý ở trẻ thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đặc trị phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ. 

Trong trường hợp lỗ rò luân nhĩ bị viêm nhiễm nặng (nang chưa bị vỡ) thì người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng 2 phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh và phẫu thuật rò luân nhĩ để giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng bệnh cũng như tránh viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật là sau khi trẻ bị nhiễm trùng và tình trạng viêm không nghiêm trọng nữa. Phẫu thuật rò luân nhĩ được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân, thường kéo dài trong khoảng một giờ. Quy trình phẫu thuật được tiến hành theo các bước sau:

Phẫu thuật rò luân nhĩ là gì? Khi nào cần tiến hành phẫu thuật 2 Phương pháp phẫu thuật rò luân nhĩ giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm hiệu quả
  • Rạch lỗ rò, bóc tách bằng thiết bị rút xương tự giữ giúp xác định vùng thái dương tạo thành giới hạn của phần bóc tách.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô bề mặt của cân mạc thái dương, xoang trước não thất. Trong đó, một phần sụn hoặc màng sụn của vòng xoắn cũng sẽ được cắt bỏ để loại bỏ hoàn toàn biểu mô.
  • Sau khi bóc tách xong sẽ tiến hành khâu da bằng chỉ Silk 3.0 và dẫn lưu dịch.
  • 24 giờ sau phẫu thuật, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.
  • Sau khoảng 7 ngày, người bệnh có thể cắt chỉ nếu vết thương hồi phục.

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng rò luân nhĩ

Rò luân nhĩ ở trẻ là loại dị tật bẩm sinh nên phụ huynh cần chủ động phòng ngừa viêm nhiễm cho trẻ bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ và tuyệt đối không được bóp nặn lỗ rò ở tai.

Trong một vài trường hợp, nếu dịch nhầy ở trong đường rò không bị tắc và không xuất hiện biến chứng sưng viêm hoặc áp-xe thì trẻ vẫn có thể sống chung với dị tật này mà không phải tiến hành phẫu thuật. Do đó, áp dụng một số biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm dưới đây là rất quan trọng, cụ thể:

Phẫu thuật rò luân nhĩ là gì? Khi nào cần tiến hành phẫu thuật 3 Phụ huynh cần chủ động phòng ngừa viêm nhiễm tai cho trẻ
  • Vệ sinh vùng tai bị rò luân nhĩ cho trẻ mỗi ngày.
  • Không được bóp nặn lỗ rò của trẻ và tuyệt đối không dùng tăm bông để đưa vào sâu đường rò.
  • Khi có dịch nhầy tiết ra tại lỗ rò, phụ huynh nên dùng bông thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng vệ sinh.
  • Tuyệt đối không được tự điều trị cho trẻ khi lỗ rò có dấu hiệu bị viêm nhiễm.
  • Khi có dấu hiệu viêm tại lỗ rò, cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có cách điều trị kịp thời, tránh xảy ra tình trạng viêm nhiễm lỗ rò nghiêm trọng.

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp phẫu thuật rò luân nhĩ. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh tai đúng cách và chủ động phòng ngừa căn bệnh này ngay tại nhà nhé.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo