Phát ban sau sốt ở trẻ: Tuyệt đối không được chủ quan
Trẻ em là đối tượng hay bị ốm vặt bởi sức đề kháng còn yếu nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Một trong những bệnh phổ biến ở trẻ phải kể đến là sốt phát ban. Tuy nhiên ngoài trường hợp vừa sốt vừa nổi ban ra thì bé thường bị phát ban sau sốt khiến các mẹ bỉm lo lắng. Vậy tại sao bé bị phát ban sau cơn sốt. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Tại sao trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt?
Phát ban đỏ sau sốt có thể xảy ra ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần ở trẻ nhỏ. Đây là hiện tượng da của bé bị nổi các đốm ban màu hồng, đỏ, gây ngứa ngáy cho trẻ. Tuy nhiên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng bởi đây thường là bệnh do virus lành tính gây ra. Nếu chăm sóc bé đúng cách thì chỉ khoảng 5 - 7 ngày sau sẽ lành hẳn.
![Phát ban sau sốt ở trẻ: Tuyệt đối không được chủ quan 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_sot_1_b78f5aec4f.jpg)
Một trong những trường hợp hay gặp phải đó là trẻ phát ban sau 3 ngày sốt hay lâu hơn là 1 tuần. Theo các chuyên gia thì thường do các nguyên nhân sau:
Bé bị ban đào
Ban đào là tình trạng phát ban sau sốt do virus gây ra. Khi bị bệnh trẻ thường sốt cao khoảng 39 đến 40 độ. Sau sốt trẻ thường ăn ngủ không ngon, bị ho hoặc tiêu chảy, mắt sưng và buồn ngủ. Ban đỏ thường xuất hiện ở bụng rồi lan ra lưng, ngực.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Triệu chứng ban đầu là trẻ chán ăn, đau họng và sốt. Sau vài ngày, sẽ xuất hiện vết lở loét ở miệng gây đau đớn. Sau đó tình trạng phát ban ở tay, chân sẽ xảy ra. Các nốt ban này thường tự hết sau khi cơn sốt thuyên giảm.
Bé bị sởi
Phát ban sau cơn sốt cũng có thể do sởi. Triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi là sốt cao. Sau khi cơn sốt thuyên giảm thì sẽ xuất hiện ban đỏ ở tai rồi lan ra mặt, ngực, bụng, toàn thân. Khi bị sởi trẻ còn bị chảy mũi nước, ho, mắt đỏ.
Ban đỏ nhiễm khuẩn
Ban đỏ nhiễm khuẩn có thể làm hai má của bé ửng hồng và có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm lạnh. Các nốt ban có thể lan rộng ra tay và các bộ phận khác sau 1 tuần. Bệnh này thì các vết ban thường tự biến mất mà không gây hại gì đến sức khoẻ. Trong trường hợp trẻ bị thiếu máu, hoặc nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh phát ban sau cơn sốt thường có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần đưa bé thăm khám bác sĩ nếu:
- Trẻ sốt quá cao, sốt dai dẳng thậm chí kèm theo cơn co giật.
- Tình trạng các đốm bang không chuyển biến tích cực sau 3 ngày tự chăm sóc tại nhà.
- Bé suy nhược cơ thể, không thể ăn uống bình thường.
Những lưu ý khi trẻ bị phát ban sau sốt?
Vệ sinh cẩn thận
Bé bị phát ban sau sốt có nên tắm không? Có nhiều người cho rằng rằng trẻ phát ban sau sốt phải kiêng tắm. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Nếu không vệ sinh tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây viêm da bội nhiễm. Khi tắm cho bé, hãy tắm nhanh từ 5 - 7 phút. Đặc biệt chỉ tắm khi bé đã hết sốt hẳn.
![Phát ban sau sốt ở trẻ: Tuyệt đối không được chủ quan 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_sot_2_c5d97065d7.jpg)
Không để bé gãi ngứa
Khi phát ban, trẻ sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu. Nếu để bé đưa tay lên gãi nhiều sẽ khiến vùng phát ban đang nhạy cảm dễ bị tổn thương, xây xát. Từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm khiến bệnh càng lâu khỏi. Cách tốt nhất là quan sát con cẩn thận và cắt móng tay cho bé.
Mặc áo quần thoải mái
Không nên để con mặc áo quần bó sát cơ thể. Nếu áo quần quá chặt hay có chất liệu thô cứng sẽ khiến da bị bí và làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy trên da hơn. Nên chọn áo quần có chất liệu vải thoáng mát, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
Dinh dưỡng khoa học
Không nên cho trẻ ăn trứng và các món ăn từ trứng bởi thực phẩm này có hàm lượng đạm cao, gây khó tiêu. Từ đó dẫn đến nóng trong người và các vết ban sẽ lan rộng hơn.
Đồng thời, tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, uống nước lạnh hay nước ngọt có gas. Vì các thực phẩm này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và không cung cấp được dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Chú ý tăng cường cho bé ăn trái cây, rau xanh và các chất béo tốt từ cá, thịt để tăng nhanh sức đề kháng.
![Phát ban sau sốt ở trẻ: Tuyệt đối không được chủ quan 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_sot_3_2a0279c43c.jpg)
Sử dụng miếng dán giúp hạ sốt
Biết cách kiêng cữ để trẻ nhanh khỏi phát ban sau sốt là tốt nhưng điều quan trọng hơn cả là chăm sóc trẻ sốt phát ban, cách cắt cơn sốt của bé thế nào cho hiệu quả. Bởi một số tình trạng phát ban sẽ giảm đi rõ rệt nếu cơ thể bé hạ nhiệt nhanh, chưa kể sốt rất gây hại cho sức khỏe của bé. Nếu trẻ bị sốt từ 38 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc. Để hỗ trợ làm giảm nhanh quá trình hạ sốt cho bé, dùng kết hợp cùng miếng dán hạ sốt là sự lựa chọn hợp lý.
Miếng dán hạ sốt ngày nay rất phổ biến. Chúng được xem là sản phẩm y tế giúp hạ thân nhiệt hiệu quả. Ngày nay bạn có thể chọn mua miếng dán hạ sốt tại các quầy thuốc tây. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bé thì nên chọn thương hiệu miếng dán hạ sốt uy tín. Cách dùng miếng dán khá đơn giản:
- Lấy miếng dán ra khỏi bì, gỡ bỏ miếng phim rồi dán lên trán hoặc lưng, bẹn, đùi.
- Gỡ miếng dán sau 10 giờ và chỉ sử dụng một lần duy nhất.
Trên đây là bài viết chia sẻ về bệnh phát ban sau sốt ở trẻ em. Các mẹ bỉm hãy chú ý chăm sóc tích cực cho trẻ nếu chẳng may bé bị phát ban. Mẹ bỉm cũng đừng quên tìm hiểu cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết để tránh nhầm lẫn. Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị. Hãy nhanh chóng đặt giữ vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn tại Hà An để phòng bệnh hiệu quả!
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít gặp các vấn đề tiêu hóa và ít ốm vặt.