Nồng độ cồn cho phép khi điều khiển phương tiện giao thông

Nghị định mới của năm 2020 về việc xử phạt nồng độ cồn vẫn còn đang khiến nhiều người hoang mang. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nồng độ cồn cho phép khi điều khiển phương tiện giao thông và mức phạt là bao nhiêu thì hãy cùng  tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nồng độ cồn là gì?

Trước khi tìm hiểu về nồng độ cồn cho phép khi lái xe và mức xử phạt thì đầu tiên, các tài xế cần phải hiểu rõ được nồng độ cồn là gì. Nồng độ cồn là một chỉ số dùng để đo hàm lượng cồn có trong những thức uống có cồn. Độ cồn được tính theo số mililit etanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C. 

nong-do-con-cho-phep-khi-dieu-khien-phuong-tien-giao-thong

Nồng độ cồn là gì?

Các trường hợp bị xử phạt nồng độ cồn thường là các vấn đề nồng độ cồn  trong rượu, bia. Theo như cách ước tính lượng rượu bia sử dụng của tổ chức y tế thế giới WHO thì 1 đơn vị uống chuẩn sẽ chứa khoảng 10gr cồn. 

Tương đương với độ cồn sinh ra trong cơ thể, ta có công thức được ước tính cách so sánh như sau: Một ly rượu 40 độ có dung tích khoảng 30ml sẽ tương đương với 1 ly rượu cang 13,5 độ có dung tích 100ml và bằng ⅔ lon bia 5 độ có dung tích 330ml.

Nồng độ cồn cho phép khi lái xe hiện nay 

Theo như điều 8, khoản 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008. Có quy định các hành vi nghiêm cấm khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn như sau:

+ Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

+ Điều khiển xe ô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu. Hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy căn cứ vào quy định trên, ta có thể xác định được nồng độ cồn cho phép khi lái xe hiện ở dưới mức 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở.

Tuy nhiên, đứng trước tình trạng số vụ tai nạn giao đang có chiều hướng tăng đột biến trong thời gian gần đây, Bộ Giao Thông Vận Tải đã xin ý kiến đề xuất sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

nong-do-con-cho-phep-khi-dieu-khien-phuong-tien-giao-thong-1

Quy định về nồng độ cồn cho phép khi lái xe hiện nay

Vào ngày 14/6/2019, Luật phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2020. Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/1/2020, người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được lái xe khi đã uống rượu, bia. Có nghĩa là nồng độ cồn cho phép khi lái xe bắt đầu từ năm 2020 sẽ ở mức 0mg/100ml máu.

Nồng độ cồn khi lái xe vượt mức cho phép bị phạt bao nhiêu?

nong-do-con-cho-phep-khi-dieu-khien-phuong-tien-giao-thong-2

Quy định xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm

Hiện tại, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Khoản 6, điểm a: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe có hành vi vi phạm như sau: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước từ 02 tháng đến 04 tháng)

Khoản 8 điểm b: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe có hành vi vi phạm như sau: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligram/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.)

Khoản 9 điểm a: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cho phép vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Cả hai vi phạm đều có hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

Khoản 6: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cho phép vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng)

Khoản 8 điểm c: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cho phép vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.)

Việc nắm vững nồng độ cồn cho phép khi lái xe cũng như mức phạt nồng độ cồn sẽ giúp bạn có thể làm chủ bản thân tốt hơn. Từ đó, sẽ tránh gây ra những trường hợp đáng tiếc khi sử dụng phương tiện giao thông. 

Thủy Phan



Chat with Zalo