Những vật dụng cần dọn dẹp ngay trong nhà bếp vì quá bẩn

Hầu như không ai nghĩ đến nhà bếp là nơi bẩn nhất, nhưng thật chất nơi này được các nhà khoa học chứng minh rằng nằm trong top đầu những nơi nhiều vi khuẩn nhất, gấp trăm lần so với nhà vệ sinh. Vì thế bạn hãy tìm hiểu ngay những vật dụng cần dọn dẹp ngay trong nhà bếp vì quá bẩn

Miếng bọt biển rửa chén

Những vật dụng cần dọn dẹp ngay trong nhà bếp vì quá bẩn 1Miếng rửa chén có chứa hàng tấn con vi khuẩn

Miếng rửa chén thường ngày của bạn là nơi lý tưởng để hàng tấn con vi khuẩn gây viêm màng não bám vào khi chúng ta dùng chúng để cọ rửa chén bát đũa hằng ngày. Đặc biệt chúng ta cũng thường bỏ qua việc vệ sinh kỹ miếng rửa bát sau khi sử dụng vì nghĩ chúng đã sạch sau khi rửa chén, nhưng thật chất hàng triệu chủng vi khuẩn đang bám vào phát triển hằng ngày và đang chực chờ lây bệnh cho chúng ta.

Vì thế nên nên rửa sạch tất cả chất bẩn bám trên miếng rửa chén và vắt thật khô sau mỗi lần sử dụng và thường xuyên thay miếng rửa chén sau khoảng 1 tháng sử dụng. Tốt nhất là nên mua sẵn một lô miếng rửa chén để dành để sử dụng dần.

Thớt

Những vật dụng cần dọn dẹp ngay trong nhà bếp vì quá bẩn 2Thớt là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn từ những loại thịt sống

Thớt là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn từ những loại thịt sống, thịt chín và rau củ quả khi chúng ta sử dụng chúng để cắt thức ăn. Vì thế nơi đây cũng tồn đọng rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là khi chúng ta dùng chung 1 chiếc thớt để cắt thịt sống và thịt chín. Ngoài ra đa số các gia đình ở Việt Nam đều dùng thớt gỗ nên nó rất nhanh xuống cấp. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ thớt bằng cách dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, nước cốt nhanh hoặc nước muối thì bạn nên thay thớt khoảng 2-3 tháng 1 lần. Đặc biệt là dùng riêng 2 loại thớt để cắt thức ăn chín và sống.

Bồn rửa bát

Những vật dụng cần dọn dẹp ngay trong nhà bếp vì quá bẩn 3Bồn rửa bát cũng là nơi chứa nhiều chất bẩn khi chúng ta rửa bát đũa

Bồn rửa bát cũng là nơi chứa nhiều chất bẩn khi chúng ta rửa bát đũa, đặc biệt là những vi khuẩn từ trong thực phẩm có thể bám vào hai bên bồn, lưới lọc và đường ống thoát nước khi chúng ta không vệ sinh sạch sẽ những khu vực này. Mỗi ngày bồn rửa bát sẽ khiến tích lũy nhiều vi khuẩn hơn và chúng có thể gây lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm kia. Do đó sau khi rửa bát bạn nên dùng những dung dịch chuyên dụng để vệ sinh bồn rửa bát, thường xuyên loại bỏ và rửa sạch khu vực bên trong bồn và đặc biệt là chiếc phễu lọc thức ăn cặn. 

Lò vi sóng

Những vật dụng cần dọn dẹp ngay trong nhà bếp vì quá bẩn 4Nơi bẩn nhất của lò vi sóng đó là trên những nút bấm

Mặc dù chúng ta thường dùng lò vi sóng để hâm chín thức ăn nhưng nhiệt độ nóng trong lò vi sóng không thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn, chúng vẫn hoạt động và từ đó bám vào thực phẩm và gây ra nhiều bệnh như rối loạn tiêu hóa. Nơi bẩn nhất của lò vi sóng đó là trên những nút bấm, có thể trong quá trình nấu nướng hoặc chuẩn bị thức ăn, tay bạn đã nhiễm vi khuẩn và dùng tay bấm lò vi sóng, từ đó lây lan vi khuẩn sang các nút và ngược lại, lây khi bạn chạm tay vào nút và chạm vào các thực phẩm. Vì thế bạn nên vệ sinh lò vi sóng thường xuyên, đặc biệt là các nút bấm của lò vi sóng để có thể loại bỏ 1 lượng lớn vi khuẩn trong nhà bếp.

Tủ lạnh

Những vật dụng cần dọn dẹp ngay trong nhà bếp vì quá bẩn 5Tủ lạnh là nơi cư trú của rất nhiều loại vi khuẩn

Tủ lạnh và đặt biệt là những cánh tủ lạnh là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn có hại vì chúng là nơi chứa thịt và các thực phẩm tươi sống, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ là nơi vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở. Nhiều người không có thói quen thói quen vệ sinh tủ lạnh hàng tuần và vứt bỏ những thực phẩm đã quá hạn hoặc các bữa ăn thừa bị bỏ quên, từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, không những gây nên nhiều mầm bệnh mà còn làm ô nhiễm các thực phẩm khác ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Vì thế bạn nên vệ sinh tủ lạnh bằng nước và xà phòng mỗi tuần để loại bỏ bớt đi những vi khuẩn có hại và tránh lây nhiễm chéo. 

Bếp gas 

Đây là nơi bạn trực tiếp dùng để nấu ăn vì thế cũng là nơi bị bám bẩn và dầu mỡ nhất trong căn bếp. Chúng không những khiến cho bếp gas nhanh xuống cấp, không được sáng bóng như ban đầu mà nó còn là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình nấu ăn, bạn sẽ liên tục phải chạm vào các nút khởi động bếp gas và thực phẩm, điều này sẽ khiến cho một lượng lớn vi khuẩn từ tay có thể bám vào bếp gas và ngược lại. Vì vậy, bạn nên lau và vệ sinh bề mặt bếp gas từ trong ra ngoài bằng nước xà phòng hoặc nước tẩy pha loãng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đang tích tụ.

Các hũ gia vị

Chắc hẳn gia đình nào cũng sẽ có rất nhiều hũ đựng gia vị để sử dụng nấu ăn hằng ngày nhưng ít bà nội trợ ít vệ sinh chúng kĩ càng và thường xuyên. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trên nắp hộp gia vị, nơi chúng ta phải dùng tay tiếp xúc trực tiếp để mở và đóng, sau đó lây lan vào thức ăn. Vì thế để hạn chế bớt lượng vi khuẩn phát triển trên những hũ gia vị bạn nên làm sạch chúng thường xuyên bằng cách rửa thật kỹ và sát khuẩn lại bằng chanh.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp



Chat with Zalo