Những thông tin cần thiết cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư 

Sau khi điều trị ung thư các bệnh nhân cần phải theo dõi sức khỏe như thế nào để có được sức khỏe tốt nhất. Để tìm hiểu về thông tin cần thiết cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Hà An nhé!

Hướng dẫn chăm sóc y tế sau ung thư

Điều quan trọng nhất của các bệnh nhân sau điều trị ung thư là tuân thủ lịch tái khám nhằm theo dõi tình trạng ung thư, đều đặn hàng năm và các đợt kiểm tra khác để duy trì sức khỏe tốt. 

Chăm sóc theo dõi có thể bao gồm kiểm tra định kỳ với các chuyên gia và các đợt thăm khám hàng năm tại phòng khám phản ứng muộn. Tại đây bạn sẽ được tiếp cận với đa chuyên khoa tại một trung tâm y tế lớn đồng thời được chăm sóc toàn diện và tham gia vào các nghiên cứu có lợi cho bệnh nhân đã điều trị ung thư.

Bạn cũng có thể đề nghị được kiểm tra phản ứng muộn của ung thư và được tập huấn về các phản ứng muộn giúp chẩn đoán và điều trị bệnh của bạn. Nếu bạn không đến một phòng khám phản ứng muộn để có kiến thức phòng ngừa trong các trường hợp xấu nhất.  

Những thông tin cần thiết cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư 1 Cần làm gì để chăm sóc y tế sau ung thư?

Một số điều cần lưu ý cho bạn trong các buổi tái khám

Khi đến các buổi tái khám sau điều trị ung thư bạn cần nhớ một số lưu ý sau:

  • Chia sẻ tất cả tiền sử điều trị bệnh của bạn với bác sĩ mới hoặc bệnh viện khác để bác sĩ hiểu rõ được tình trạng bệnh của bạn.
  • Hãy đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt về phản ứng muộn của điều trị. Bạn hãy giữ một vài bản tóm tắt điều trị y tế sẽ giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn.
  • Chia sẻ các mối quan tâm của bạn và thảo luận về những thay đổi của cơ thể mà bạn nhận thấy điều này có thể gợi ý cho bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm khác. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng không có mối quan tâm nào là quá nhỏ.
  • Bạn hãy đảm bảo kế hoạch thăm khám toàn diện hàng năm bao gồm: Kiểm tra sức khỏe toàn diện, xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm được đề nghị khác,...
  • Sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung (đối với phụ nữ) và xét nghiệm ung thư trực tràng.
  • Sau khi xem xét chẩn đoán và điều trị, bạn có thể đề nghị bác sĩ thực hiện các xét nghiệm bổ sung.

Ngoài việc kiểm tra sức khỏe hàng năm, bạn nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh ung thư tái phát. Điều này bao gồm chăm sóc nha khoa thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm liên quan để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bạn.  

Những thông tin cần thiết cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư 2

Những điều cần lưu ý trong các buổi tái khám sau điều trị ung thư

Kiểm soát các tác dụng phụ muộn tiềm ẩn

Sau khi điều trị ung thư thành công thì những tác dụng phụ tiềm ẩn của căn bệnh này vẫn tiếp tục gia tăng. Các thông tin về các tác dụng phụ y học lâu dài, thường được gọi là tác dụng phụ muộn trong điều trị ung thư cũng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Tác dụng phụ muộn được định nghĩa là một kết quả bất lợi mãn tính thường xảy ra muộn đối với các bệnh nhân đã từng điều trị ung thư. Đây là biến chứng hoặc khuyết tật vẫn tồn tại hoặc phát triển từ lúc chẩn đoán hay trong lúc điều trị ung thư như rụng tóc, tiêu chảy, đau nửa đầu, buồn nôn, khó ngủ,...

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn hai phần ba số người trưởng thành trẻ tuổi sống sót sau ung thư thời thơ ấu sẽ phải chịu ít nhất một tác dụng phụ muộn. Tronh đó có một số người sống sót trải qua nhiều tác dụng phụ muộn. 

Tác dụng phụ muộn của điều trị có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan hoặc hệ thống nào của cơ thể và khác nhau tùy theo từng người. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các tác dụng muộn của ung thư bao gồm chẩn đoán, tuổi lúc chẩn đoán, giới tính, điều trị, biến chứng, tiền sử gia đình, tình trạng sức khỏe trước khi chẩn đoán và sức khỏe tổng quát.

Những thông tin cần thiết cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư 3 Cố gắng kiểm soát tốt các tác dụng phụ tiềm ẩn sau điều trị ung thư

Quan tâm đến khả năng sinh sản  

Một số phương pháp điều trị ung thư, bao gồm xạ trị tinh hoàn hoặc buồng trứng hoặc phẫu thuật cho cơ quan sinh sản và sử dụng thuốc alkylator, có thể gây ra vấn đề sinh sản ở cả nam và nữ. Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở những bệnh nhân sống sót sau ung thư thời thơ ấu bao gồm:

  • Loại ung thư và vị trí của ung thư.
  • Đã từng mắc ung thư cổ tử cung.
  • Tuổi và tuổi phát triển tại thời điểm chẩn đoán.
  • Giới tính.
  • Loại và liều lượng thuốc.
  • Phóng xạ lên não làm ảnh hưởng đến các cơ quan và tuyến cần kích thích để hoạt động và sản xuất hormone của cơ thể.

Trên đây là một số chia sẻ của Hà An Pharmacy về những thông tin cần thiết cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư. Mong rằng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết giúp bạn kiểm soát bệnh ung thư sau điều trị hiệu quả.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng



Chat with Zalo