Những lưu ý khi dùng thuốc xịt mũi hỗ trợ trị viêm xoang
Tuy thuốc xịt mũi khá phổ biến nhưng nếu không biết cách sử dụng hoặc liều lượng không đúng sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
Thuốc xịt mũi xoang là gì và được chỉ định khi nào?
Thuốc xịt mũi xoang là loại thuốc được dùng để giảm tình trạng viêm xoang, xung huyết ở mũi do cảm lạnh, sốt cỏ khô, dị ứng hay các nguyên nhân khác làm co mạch máu ở vùng mũi, giảm sưng, điều trị nghẹt mũi.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc xịt xoang khác nhau có thể kể đến như Benita, Nasivin, Cordi-B, Otrivin, xịt mũi Xisat, Agerhinin, Flixonase,... Các thuốc xịt mũi xoang này được chỉ định để điều trị chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính và một vài bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Bên cạnh các loại thuốc kể trên, dung dịch xịt mũi hỗ trợ điều trị viêm xoang Nasodren là một gợi ý tốt được các bệnh nhân tin dùng. Nasodren là loại dung dịch xịt mũi được sử dụng để đưa rỉ và chất nhầy ra ngoài, đồng thời làm sạch mũi và xoang. Sản phẩm giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp tính và mãn tính chỉ sau 7 - 14 ngày sử dụng. Dung dịch xịt mũi hỗ trợ điều trị viêm xoang này được bào chế từ 100% từ thiên nhiên, làm tiêu viêm mũi và thông mũi, thông xoang, an toàn sử dụng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Bạn có thể sử dụng một lần một ngày, tuy nhiên tốt nhất vẫn theo sự chỉ định của bác sĩ.
Sản phẩm này mang đến những công dụng như:
- Hỗ trợ vệ sinh các hốc xung quanh cũng như bên trong mũi. Ngoài ra, các hoạt chất còn giúp làm lành lớp niêm mạc bị tổn thương, sưng viêm do dịch bẩn đọng quá lâu trong mũi.
- Hút hết dịch nhầy, đào thải tạp chất và các vi khuẩn tích tụ trong đường mũi/hốc xoang ra ngoài giúp cân bằng môi trường đường hô hấp trên, giảm khò khè, khó chịu.
- Tăng cường miễn dịch bảo vệ cấu trúc xoang mũi, giúp bệnh nhân tránh viêm nhiễm, loại bỏ dịch nhầy, giảm tình trạng chảy nước mũi.
Dung dịch xịt mũi xoang được dùng để giảm triệu chứng khó chịu của viêm xoang
Những lưu ý khi dùng thuốc xịt mũi hỗ trợ trị viêm xoang
Tác dụng của các loại thuốc xịt mũi trị viêm xoang
Thuốc xịt mũi có khả năng phân tán rộng, xịt sâu vào các hốc xoang, do đó nó có thể tiếp cận với các niêm mạc bị viêm nhiễm nằm ở sâu trong khoang mũi. Loại thuốc này có đa dạng thành phần nhưng thành phần chủ yếu và có trong hầu hết các thuốc xịt mũi là steroid nhờ đó mà sản phẩm đã làm giảm nhanh các triệu chứng viêm tại chỗ. Về tác dụng phụ của sản phẩm thì khá ít do lượng thuốc hấp thụ vào quá trình tuần hoàn khá thấp.
Cách sử dụng các loại thuốc xịt mũi trị viêm xoang
Liều lượng sử dụng của thuốc xịt xoang bắt buộc phải theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua và tự ý sử dụng thuốc xịt mũi để điều trị bệnh xoang. Nếu sử dụng không đúng loại thuốc hoặc sai liều lượng thì bệnh có thể biến chứng nguy hiểm do vị trí của xoang mũi gần với nhiều cơ quan khác.
Thông thường, các bác sĩ thường kê đơn trong khoảng 2 tuần đầu người bệnh sẽ xịt thuốc 2 lần/ngày vào thời gian buổi sáng và tối. Mỗi lần xịt khoảng 2 pump sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ. Khi tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần điều chỉnh lại liều lượng thuốc phù hợp, có thể là 1 lần/ngày và duy trì tần suất này trong 1 tháng. Ở 6 tháng tiếp theo, tùy theo sự phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa và điều chỉnh lại lượng thuốc phù hợp.
Bạn cần lưu ý trước khi sử dụng, bạn phải lau sạch vòi xịt để đảm bảo vệ sinh. Thuốc xịt nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, dưới 30 độ C và tránh ánh nắng chiếu vào. Đặc biệt, khi mở nắp thuốc, sản phẩm chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc xịt mũi
Trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc xịt viêm xoang, nếu cơ thể gặp một số dấu hiệu bất thường dưới đây bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
- Chảy máu mũi, nhất là vào mùa hanh khô.
- Khàn giọng, mất tiếng do sự tác động của thuốc lên dây thanh quản làm phù nề thanh quản, thanh quản kích ứng.
- Kích ứng đường tiêu hóa: Chán ăn, khô họng, đau dạ dày, khô miệng, mất vị giác,...
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như đau đầu, tim đập liên hồi, chóng mặt, mất ngủ,...
Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi có thể là khàn giọng, mất tiếng
Cách phòng ngừa viêm xoang
Vì thuốc xịt mũi có một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó, tốt nhất chúng ta nên chú ý đề phòng để tránh mắc bệnh viêm xoang. Bên dưới là một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang được các chuyên gia khuyến cáo:
- Không nên để nhiễm trùng đường hô hấp trên, thường là viêm mũi do bị cảm lạnh.
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá,...
- Sử dụng máy tạo độ ẩm cho khuôn viên sinh hoạt trong nhà. Tuy nhiên bạn cần vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi khi máy hoạt động.
Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài là cách phòng ngừa viêm xoang
Bệnh viêm xoang có thể tái phát bởi nhiều nguyên nhân, việc tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh viêm xoang và các lưu ý khi sử dụng thuốc xịt xoang sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Hy vọng bài viết trên đã đáp ứng được những thông tin cần thiết cho bạn, chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp