Những điều bạn cần biết về sốt kéo dài để hạn chế những biến chứng nguy hiểm
Sốt được xem là một trong những phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh bên trong. Hiện tượng sốt có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng sốt kéo dài không thuyên giảm thì bạn nên cẩn thận. Vì khả năng cao bản thân đang gặp những bệnh lý nguy hiểm.
Sốt kéo dài là bị bệnh gì?
Sốt kéo dài sẽ có biểu hiện sốt liên tục kéo dài trong 7 ngày hoặc thậm chí vài tuần. Ngoài biểu hiện sốt, người bệnh có thể kèm các biểu hiện như nhức đầu, đau mỏi vai, mệt mỏi, xanh xao, người mệt mỏi chán ăn, buồn nôn,…
Tình trạng sốt kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
Nhóm bệnh nhiễm trùng: Nguyên nhân chủ yếu phổ biến nhất dẫn tới tình trạng sốt kéo dài. Các bệnh nhiễm trùng được chia ra thành nhiều loại đó là bệnh vi trùng (các bệnh thường gặp như thương hàn, lao phổi), bệnh do ký sinh trùng (các bệnh thường gặp như sốt rét, ấu trùng di chuyển), bệnh do xoắn khuẩn (giang mai, ấu trùng di chuyển nội tạng như toxocara).
Nhóm bệnh tự miễn: Mỗi người đều có hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm dẫn đến virus xâm nhập, dẫn tới các triệu chứng như sốt kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch là mắc những bệnh hệ thống, bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp.
Nhóm các bệnh ác tính: Sốt kéo dài trong nhiều tuần cũng có thể là dấu hiệu nhận biết người bệnh mắc phải các bệnh ác tính nguy hiểm như ung thư máu, ung thư gan, ung thư phổi,… Những căn bệnh nguy hiểm này là tác nhân gây suy giảm chức năng kiến người bệnh sốt kéo dài.
Để có thể biết rõ tình trạng sốt kéo dài do đầu thì các bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám. Và được bác sĩ tư vấn hỗ trợ điều trị bệnh đúng cách tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Các cơn sốt kéo dài có biểu hiện như thế nào?
Ngoài tình trạng sốt kéo dài hơn 7 ngày thì người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng đi kèm như:
- Đổ mồ hôi, ớn lạnh.
- Tụt huyết áp, tim đập nhanh, thở gấp.
- Đau đầu, cứng cổ, rối loạn chức năng tâm thần.
- Đau họng, ho.
- Ho, xoang tắc nghẽn.
- Cảm giác chán ăn,mệt mỏi, da xanh tái.
Tình trạng sốt kéo dài như thế nào thì nên đi khám?
Những trường hợp cần thăm khám khi bị sốt gồm:
- Sốt kèm các triệu chứng đau họng, ho, đổ mồ hôi,…
- Cơn sốt kéo dài trên ba ngày đặc biệt không có bất kỳ dấu hiệu nào đi kèm.
- Ở những đối tượng người bệnh đái tháo đường, van tim có vấn đề, nhiễm HIV hoặc các bệnh liên quan tới miễn dịch nên đi khám khi có dấu hiệu sốt kéo dài.
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cần đi khám ngay khi sốt từ 38 độ trở lên.
- Trẻ từ 3 - 36 tháng nên đi khám khi thân nhiệt từ 38 độ trở lên, sốt kéo dài trên 3 ngày sốt kèm phát ban hoặc trên 37,7 độ kèm theo chán ăn.
Cần làm gì khi bị sốt?
Ngoài việc nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế thăm khám, một số điều cần chú ý khi chăm sóc người bệnh tại nhà:
- Thường xuyên đo thân nhiệt và sử dụng thuốc hạ sốt, trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng sốt cao.
- Uống đủ nước: Khi bị sốt thường gây mất mất nước do đó cần bổ sung khoảng 2 - 3 lít nước/ngày. Với trẻ nhỏ bị sốt kéo dài hoặc sốt không rõ nguyên nhân cha mẹ nên cho trẻ sử dụng dung dịch bổ sung chất lỏng và chất điện giải.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Khi sốt người bệnh sẽ cảm giác chán ăn, rối loạn tiêu hóa… sụt cân nhanh. Vì thế người bệnh cần ăn thức ăn lỏng như cháo, bún, phở,… Bên cạnh đó, người bệnh cần uống thêm nước ép sinh tố từ trái cây như cam, xoài, chuối, dâu tây,…
- Người bệnh nên bổ sung các loại rau xanh như mồng tơi, rau cải,… sữa chua để tăng lợi khuẩn cho đường ruột. Người bệnh nếu chán ăn, không ăn được nhiều thì nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa.
- Mặc quần áo thoáng mát: Người bệnh nên mặc quần áo và thấm mồ hôi tốt, giữ nhiệt độ trong phòng thoáng mát.
- Vận động mỗi ngày: Người bệnh cũng nên vận động nhẹ nhàng như ngồi ghế hay đi lại từ từ. Không nên nằm bất động tránh gây tắc nghẽn mạch do đông máu.
- Kiêng ăn uống khi bị sốt kéo dài: Những người bị sốt kéo dài cũng cần tránh một số thức ăn như nước đá, uống trà, các thức ăn có gia vị cay như tỏi, ớt, tiêu,…
Mong rằng với những chia sẻ trên về vấn đề sốt kéo dài sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích. Để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp